Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn” hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Khu giới thiệu sản phẩm địa phương được bố trí tại vị trí khá thuận lợi và rộng rãi bên đường Anh hùng Núp-đối diện Quảng Trường Đại Đoàn kết. Đến cuối ngày 29-11, tất cả các gian hàng đã được dàn dựng, trưng bày đầy ắp hàng hóa và được trang trí bắt mắt. Tỉ mẫn sắp xếp lại từng món hàng, anh Trần Văn Công-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS (huyện Chư Pưh) hào hứng giới thiệu: “Gian hàng của huyện có đến hàng chục mặt hàng nông sản an toàn của huyện như: Mủ trôm, tinh dầu bơ, măng le, rượu đinh lăng… Chúng tôi hy vọng thông qua dịp lễ hội này sẽ gặp được nhiều khách hàng, đối tác đến tìm hiểu, mua sắm hoặc hợp tác phân phối tiêu thụ sản phẩm”. 
Khách hàng mua sắm tại các gian hàng. Ảnh: Dã Quỳ
Khách hàng mua sắm tại các gian hàng. Ảnh: Dã Quỳ
Nằm giữa trung tâm khu giới thiệu sản phẩm địa phương, gian hàng của huyện Ia Grai khá thu hút bởi hình ảnh cây nêu và những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo như: Đàn t’rưng, chuông gió, đồ thổ cẩm và nhiều sản phẩm mây tre đan. Tự tay chơi một bản nhạc phục vụ khách tham quan, nghệ nhân ưu tú Rơ Châm Tih khá nhiệt tình giới thiệu cho khách về các loại nhạc cụ. Và ông chia sẻ: “Không chỉ giới thiệu đến du khách những sản phẩm độc đáo của người dân địa phương mà còn mong muốn chia sẻ với mọi người, đặc biệt là bạn bè quốc tế nét đẹp trong văn hóa dân gian của dân tộc”. 
Có lẽ ấn tượng hơn cả chính là gian hàng giới thiệu sản phẩm thổ cẩm, mây tre đan của huyện Kbang bởi sự tinh xảo. Nhìn đường nét cách điệu trên từng chiếc túi, bộ quần áo thổ cẩm nhiều người không khỏi thán phục bởi bàn tay điêu nghệ của người phụ nữ Bahnar làm ra. Không những thế, trên mỗi sản phẩm đều ghi rõ tên, địa chỉ của nghệ nhân, chất liệu dệt và thậm chí cả thời gian để hoàn thành sản phẩm. Cầm trên tay chiếc túi thổ cẩm, chị Lê Thùy Trang (tổ 7, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) khá thích thú: “Cái túi này chỉ có 200.000 đồng, thật sự quá rẻ so với thời gian mà người dệt đã bỏ công ra để làm. Hoa văn cũng rất tinh tế. Chia sẻ về sản phẩm đem đến với lễ hội, chị Trần Thị Bích Ngọc-đại diện gian hàng huyện Kbang tâm sự: “Mong ước lớn nhất của chúng tôi là được quảng bá đến du khách sản phẩm thổ cẩm do bà con làm ra. Qua đó góp phần gìn giữ và phát huy được nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc”.
Một cặp đôi đến Khu giới thiệu sản phẩm để chụp ảnh cưới vì quá đẹp. Ảnh: Dã Quỳ
Một cặp đôi đến Khu giới thiệu sản phẩm để chụp ảnh cưới vì quá đẹp. Ảnh: Dã Quỳ
Cách đó không xa là gian hàng rượu ghè Tuyết. Dù đã bước sang tuổi 75 song bà Đinh Thị H’Phiên vẫn nhiệt tình từ huyện Đak Pơ lên TP. Pleiku để trực tiếp giới thiệu sản phẩm rượu ghè của mình tại lễ hội. “Tôi làm nghề này lâu lắm rồi. Sản phẩm rượu ghè của gia đình được rất nhiều khách tận TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng ra đặt hàng”-bà H’Phiên chia sẻ. Kế đến là gian hàng chuối mồ côi (còn gọi là chuối vẩy rồng) của anh Trần Công Đình (làng Ia Kreng, huyện Chư Pah). Anh Đình cho biết để có sản phẩm này anh phải cùng bà con vào rừng tìm cho được buồng chuối tươi đẹp nhất để về trưng bày tại gian hàng. “Loại chuối này rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có thể ngâm rượu uống hoặc rang lên nấu nước uống”-anh Đình giới thiệu. Cầm trên tay luôn 2 kg chuối sấy khô vừa mới mua, anh Tô Tấn Tú (56 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) cho biết: “Tôi đã được bạn bè mời nên biết rượu ngâm chuối mồ côi rất thơm và ngon. Do đó hôm nay quyết định không bỏ lỡ”. Đặc biệt, đến với lễ hội còn có nhiều gian hàng mà ở đó khách có thể ăn thử, dùng thử và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi mua sắm… 
Gian hàng thổ cẩm của huyện K bang khá ân tượng. Ảnh: Dã Quỳ
Gian hàng thổ cẩm của huyện K bang khá ân tượng. Ảnh: Dã Quỳ
Theo ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh-đại diện đơn vị tổ chức cho biết, khu giới thiệu sản phẩm địa phương có 52 gian hàng của 47 doanh nghiệp, tổ chức tham gia, gồm 15 huyện, thị xã, thành phố và 32 doanh nghiệp, hợp tác xã với mục đích quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm địa phương. “Nhân dịp Festival này, chúng tôi giới thiệu đến khách tham quan trên 50 mặt hàng nông sản, lâm sản và dược liệu như: Cà phê, mật ong, chè, tiêu, điều, rau củ quả; các sản phẩm khác như gỗ mỹ nghệ, cao su, cây giống, hoa lan… Đặc biệt, còn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, có sản phẩm xuất khẩu như: Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah, Công ty cổ phần chè Bàu Cạn, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp… Bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp tham gia đầu tư tại tỉnh như: Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Tập đoàn FLC và một số đơn vị viễn thông, công nghệ thông tin…”-ông Tuấn cho biết.
Dã Quỳ

Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai, tối 30-11, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đến dự và phát biểu khai mạc Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Báo Gia Lai Điện tử trích đăng bài phát biểu quan trọng này.
Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

(GLO)- Lời Tòa soạn: Chỉ còn vài ngày nữa, Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ diễn ra tại TP. Pleiku. Festival lần này sẽ mang thông điệp đầy ý nghĩa về hành trình kết nối, tôn vinh di sản của “Không gian văn hóa cồng chiêng“. Trước thềm lễ hội, P.V Báo Gia Lai Điện tử đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.