Đội cồng chiêng xã Ia Rmok: Náo nức chờ ngày khai hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để chuẩn bị cho Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018, huyện Krông Pa đã chọn đội cồng chiêng xã Ia Rmok tham dự với những tiết mục độc đáo giới thiệu về vùng đất, con người Krông Pa (Gia Lai). Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và công phu, đội cồng chiêng đã sẵn sàng tham gia lễ hội ý nghĩa này. 
Những ngày này, trên địa bàn xã Ia Rmok không khí bỗng trở nên nhộn nhịp, tiếng cồng, tiếng chiêng cứ đều đặn vang vọng khắp các buôn làng. Mọi người cũng trở nên vui vẻ, phấn khởi và tự hào vì đội chiêng của xã được chọn làm đại diện tham dự Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
  Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Tham gia Festival lần này, đội chiêng xã Ia Rmok có 46 thành viên đủ mọi lứa tuổi, từng tham gia nhiều lễ hội trong và ngoài huyện nên có kinh nghiệm biểu diễn thuần thục. Nghệ nhân Ưu tú Rơ Ô Bhung là người hướng dẫn cho mọi người tập luyện. Ông luôn động viên tinh thần, hướng dẫn tận tình cho các thành viên trong đội với mong muốn đem đến cho Festival lần này những bài biểu diễn đặc sắc nhất. Ông Bhung nói: “Chúng tôi rất vui khi sắp tới được giao lưu với anh em từ các địa phương khác. Cả đội đang tập luyện rất tích cực”.
Không chỉ những nghệ nhân lớn tuổi mà nhiều bạn trẻ cũng rất đam mê với cồng chiêng cùng những điệu múa xoang nhịp nhàng, uyển chuyển. Từ khi được chọn tham gia đội cồng chiêng của xã, các em luôn cố gắng tập luyện, học hỏi để biểu diễn thành công tại Festival. Em Siu HTuyết-một thành viên trong đội chiêng xã Ia Rmok-chia sẻ: “Là người trẻ đại diện cho huyện Krông Pa tham gia Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, em cảm thấy rất vui và vinh dự khi sẽ được giao lưu, học hỏi các đội chiêng khác trong tỉnh và khu vực Tây Nguyên. Qua đó, em muốn giới thiệu, gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Jrai”.
Với quyết tâm ấy, sau một ngày học tập và lao động mệt mỏi, tối đến các thành viên đội chiêng lại tập hợp đông đủ để tập đánh chiêng sao cho có hồn và bay bổng hơn, để những điệu múa xoang nhịp nhàng hơn. Ngoài ra, họ còn phải tranh thủ chuẩn bị thêm đạo cụ, trang phục, chỉnh chiêng… Dù bận rộn nhưng ai nấy đều vui vẻ và háo hức chờ đến ngày tham gia lễ hội. Chị Phan Thị Anh Vũ-cán bộ văn hóa xã Ia Rmok-chia sẻ: “Đội chiêng của chúng tôi rất vinh dự được đại diện cho huyện Krông Pa tham gia Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Ngoài biểu diễn cồng chiêng và tham gia lễ hội đường phố, chúng tôi còn góp mặt tại các hoạt động đan lát, dệt thổ cẩm, hát dân ca”.
Ngô Mạo - Thu Phương

Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai, tối 30-11, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đến dự và phát biểu khai mạc Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Báo Gia Lai Điện tử trích đăng bài phát biểu quan trọng này.
Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn“ hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.