Trò chơi ngày Tết trong cung đình triều Nguyễn xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các trò chơi trong cung đình triều Nguyễn xưa điều mang tính giải trí cao và đề cao việc học hành.

 

1
Mùng 1 Tết Đinh Dậu, Đại Nội xả cổng không bán vé nên thu hút rất đông người dân và du khách vào tham quan. Phía sau Điện Thái Hòa, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tái hiện lại các trò chơi ngày Tết trong cung đình triều Nguyễn xưa.
2
Trong các trò chơi chốn cung đình triều Nguyễn xưa, trò đổ xăm hường thu hút nhiều cung tần mỹ nữ chơi ngày Tết. Sau này, trò chơi được lan truyền đến nhiều người Huế.
3
Một bộ xăm hường gồm 6 hạt xúc xắc cùng một bộ thẻ 6 loại. Các loại thẻ được gọi tên theo thứ tự là Nhất hường, Nhị hường, Tứ tự (hay còn gọi là Tứ tấn), Tam hường, Trạng em (Bảng nhãn, Thám hoa), Trạng anh (Trạng nguyên). Theo luật chơi thì khi gieo 6 hột xúc xắc, ra xăm hường nào thì nhận thẻ tương ứng. Gieo đến khi hết thẻ xăm thì trò chơi kết thúc.
4
Trò bài vụ với một chiếc vụ hình bát giác được dán hình 8 con vật. Người chơi sẽ đặt cược theo con vật nào, khi quay vụ, mặt nào nổi trên hình đúng với mặt đặt cược thì thắng.
5
Chiếc đĩa và tách chơi đổ vụ rất đặc biệt.
6
Ngày xưa, người chơi được phát các thẻ để đặt. Nhiều du khách thấy trò bài vụ thú vị nên cũng tham gia chơi.
7
Ngày xưa, các vua triều Nguyễn rất mê thơ và nhiều bài thơ của vua vẫn được khắc trên hệ thống kiến trúc gỗ ở cung điện và lăng tẩm. Trò chơi Trả Thơ cũng được người xưa chơi trong ngày Tết để đề cao việc học.
8
Theo luật chơi, một bài thơ sẽ được thay đổi một số chữ trong một câu thơ. Người chơi sẽ đặt thẻ vào các chữ đúng với bài thơ. Sau khi đặt, người quản trò sẽ đọc nguyên văn bài thơ để đối chứng.
9
Trò chơi đầu hồ là trò tiêu khiển của các vua quan và giới thượng lưu triều Nguyễn. Theo luật, người chơi cầm một cây phi tiêu bằng tre ném cho lọt vào miệng của một chiếc bình hồ lô được làm bằng gỗ. Nhiều du khách vào tham quan Đại Nội Huế đã bị trò chơi này cuốn hút.
10
Các thiếu xứ Huế khi tham quan Đại Nội Huế cũng thử vận may đầu năm với trò đầu hồ. Muốn ném được tiêu vào hồ lô, người chơi phải khéo léo.
11
Ngoài việc tổ chức các trò chơi cung đình triều Nguyễn xưa, Trung tâm Bảo tồn cũng tổ chức cho chữ du khách tham quan đầu năm. Người nào thắng cuộc trong các trò chơi sẽ được tặng chữ.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Con lợn mang ý nghĩa thế nào trong văn hóa các nước?

Con lợn mang ý nghĩa thế nào trong văn hóa các nước?

Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục, sự nhàn nhã sung túc trong văn hóa phương Đông và là một trong những con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người châu Á mà còn cả châu Âu và các nền văn minh khác.
Hội chợ xuân của bé

Hội chợ xuân của bé

(GLO)- Tết gần kề cũng là lúc hội chợ xuân diễn ra tại nhiều trường Mầm non trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh mong muốn tạo không khí vui tươi, hội chợ xuân còn hướng đến mục đích giáo dục các bé tinh thần sẻ chia với các bạn vùng khó.
Sưu tầm "hàng độc"

Sưu tầm "hàng độc"

(GLO)- Chính niềm đam mê nghệ thuật khoảnh khắc đã khiến một thợ ảnh gắn bó với những chiếc máy ảnh cổ. Có người lại mê mẩn những đường nét đơn giản nhưng tinh tế, đầy thẩm mỹ của gốm và sẵn sàng dành thời gian, công sức, tiền bạc để lặn lội
Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

(GLO)- Từ một ngôi làng nghèo có tiếng, làng Ea Lũh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) đang từng ngày thay da, đổi thịt. Cái Tết với họ đã trở nên no ấm, tươm tất hơn khi đã không còn phải chạy ăn từng bữa.
Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

(GLO)- Không nổi tiếng như chó Phú Quốc hay chó săn của người Mông, nhưng những chú chó săn của người Bahnar trên mảnh đất Tây Nguyên cũng rất khôn lanh, dẻo dai, luôn được chủ nhân coi như người bạn thân thiết.
Mỹ vị Jrai

Mỹ vị Jrai

(GLO)- Chỉ cần nhắc đến muối kiến, bò một nắng hay cà xóc, lá mì, cà đắng, muối cỏ thì bất cứ người nào đã từng thưởng thức qua sẽ cảm thấy dịch vị