Hai cô cậu học trò ráng viết tiếp ước mơ của ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Sau này con sẽ trở thành cô giáo để được đến lớp mỗi ngày”, “Sau này con sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho ba” là chia sẻ của hai em nhỏ ở huyện Hoà Vang (Đà Nẵng).

 
Buổi trưa, khi mẹ đi chợ bán giá chưa về, My tự nhen lửa nấu cơm.
Buổi trưa, khi mẹ đi chợ bán giá chưa về, My tự nhen lửa nấu cơm.



Đó là những ước mơ giản dị của hai học trò nghèo ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Trồng giá kiếm tiền đi học

Ngôi nhà của 3 mẹ con em Châu My My (lớp 4/3, trường Tiểu học An Phước, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) khuất sau vườn chuối um tùm. Gọi là nhà nhưng thực ra là một gian nhỏ được cắt ra từ khu nhà thờ của bà cố My cho 3 mẹ con em ở tạm.

Mở toang cánh cửa chỉ vừa lọt một người vào, chị Nguyễn Thị Hoa (41 tuổi, mẹ của My) ngậm ngùi: "Có chỗ che mưa che nắng, kê bàn học cho mấy đứa nhỏ là tốt lắm rồi".

Vừa bận rộn thu hoạch giá, chị Hoa vừa nghẹn ngào khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình. Ba My qua đời cách đây 2 năm vì căn bệnh ung thư quái ác, để lại 3 mẹ con chị chật vật, lăn lộn giữa đời. Chị Hoa không có nghề nghiệp ổn định, đau ốm thường xuyên nên hoàn cảnh gia đình đã thiếu thốn lại càng chật vật hơn.


 

 Số bắp này được My phơi khô để bán kiếm tiền mua dụng cụ học tập
Số bắp này được My phơi khô để bán kiếm tiền mua dụng cụ học tập



Ý thức được hoàn cảnh gia đình, My rất ngoan. Hằng ngày, em phụ mẹ trồng giá. Đôi bàn tay nhỏ khéo léo vớt đậu, gieo đậu vào bi, rồi lại thoăn thoắt nhổ giá, rửa giá. Đôi tay nhỏ của My cứ thế lẫn vào đất rồi lại ngoi lên mạnh mẽ như nghị lực của em.

Khom lưng bê rổ giá đổ vào thùng nước cho mẹ, My cười tươi: "Ngày nào em cũng làm giúp mẹ nên không thấy mệt gì hết".

Chị Hoa cho biết, nhờ những bi giá mà mỗi ngày chị kiếm được khoảng 60.000 đồng. Những hôm nắng gắt khiến đậu bị khô, không lên giá được, chị chỉ kiếm được khoảng 30.000 - 40.000 đồng.

Kinh tế gia đình bấp bênh nên con đường đến trường My cũng không được như bạn bè. Mỗi khi chuẩn bị vào năm học mới, em lại cùng mẹ sang nhà các anh chị trong xóm để xin sách và quần áo cũ để dùng cho năm học mới.

Suốt 4 năm học qua, My chưa bao giờ dám mơ đến quyển sách Tiếng Việt thơm mùi giấy mới hay chiếc áo trắng thơm mùi vải mới. Trên chiếc bàn học nhỏ của My, những quyển sách cũ được My giữ gìn một cách cẩn thận, sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng.


 

Dưới cái nắng gắt, My vẫn chăm chỉ nhổ giá phụ mẹ để kịp buổi chợ
Dưới cái nắng gắt, My vẫn chăm chỉ nhổ giá phụ mẹ để kịp buổi chợ



Hoàn cảnh khó khăn nhưng My luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, là cán bộ lớp gương mẫu. My còn được thầy cô chọn tham gia vào các cuộc thi Vở sạch chữ đẹp.

"Khi còn sống, ba dặn phải học thật giỏi, vì vậy con sẽ cố gắng học để trở thành cô giáo và được đến lớp mỗi ngày", My trả lời khi được hỏi về ước mơ của mình. Cô học trò nhỏ chỉ biết cười, nụ cười hồn nhiên xen lẫn nỗi buồn của đứa trẻ mới 10 tuổi thiếu vắng bóng cha với ước nhỏ nhoi là được đến lớp.

Học giỏi để chữa bệnh cho cha

"Con sẽ học thật giỏi để trở thành bác sĩ chữa bệnh cho ba để ba không phải ở cách ly với anh em con nữa", Trần Cao Tây (lớp 2/5, trường Tiểu học Lâm Quang Thự, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhanh nhảu trả lời khi được hỏi về ước mơ tương lai.


 

Dù còn nhỏ, Tây đã biết giúp mẹ làm việc vặt
Dù còn nhỏ, Tây đã biết giúp mẹ làm việc vặt



Ngồi cạnh con, chị Đặng Thị Thúy Ân (32 tuổi, mẹ Tây) cho biết 8 tháng trước, chồng chị phát hiện bị bệnh lao phổi. Để đảm bảo sức khỏe cho các con, chị đành phải để chồng ở cách ly.

Gian nhà nhỏ được ngăn thành hai gian bởi tấm ván cũ. Phần nhà trên là chỗ học bài, giường ngủ của 4 mẹ con chị và bà nội Tây. Gian nhà cũ phía sau là khu cách ly của ba Tây.

Mỗi khi đến bữa cơm, Tây cùng mẹ mang cơm vào đặt trước phòng ba. Tây nức nở kể với chúng tôi rằng ba em phải mang khẩu trang cả ngày. Đã mấy tháng qua em chưa được nói chuyện, ăn cơm, chơi đùa cùng ba.

 

 Mỗi khi mẹ đưa em trai vào viện điều trị, Tây tự biết dọn dẹp nhà cửa
Mỗi khi mẹ đưa em trai vào viện điều trị, Tây tự biết dọn dẹp nhà cửa



Mỗi ngày, khi đi học về, em chỉ biết quanh quẩn cùng đàn gà và gốc tre. Mỗi khi chiều xuống, Tây lại lủi thủi ra gốc tre ngồi chơi một mình. Bởi khi ngồi ở đó, hai ba con có thể nhìn thấy nhau.

Chia sẻ về việc học tập của Tây, chị Ân nói: "Có khó khăn đến mấy cũng phải lo cho mấy đứa đi học, chứ không có cái chữ thì khổ lắm".


 

Những luống rau trước nhà là nguồn thu nhập chính của gia đình
Những luống rau trước nhà là nguồn thu nhập chính của gia đình



6 miệng ăn trong gia đình chỉ trông chờ vào mấy luống rau trước nhà và vài con gà mái. Thế nhưng, mỗi tháng chị Ân phải chi hàng triệu đồng để mua thuốc chữa bệnh cho chồng, mua thuốc điều trị ung thư máu cho con trai, mua thuốc thiếu máu cho bản thân, lo cho các con ăn học.

Hình ảnh ba, mẹ, em trai ngày ngày phải uống cả nắm thuốc chính là động lực cho Tây cố gắng học tập, dù con đường đến với ước mơ của em vẫn còn rất xa và vô cùng khó khăn.

Nguyên Thảo-Mai Quang (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.