'Cô giáo đi bụi' bảo vệ Sơn Đoòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lê Nguyễn Thiên Hương, 31 tuổi, chuyên viên tại Trường ĐH Fulbright VN từng có nick name 'cô giáo đi bụi', bởi sở thích khám phá nhiều vùng đất mới cũng như những nỗ lực mà cô và các cộng sự đang thực hiện vì hang Sơn Đoòng, tỉnh Quảng Bình.

 
Sơn Đoòng kỳ vĩ
Sơn Đoòng kỳ vĩ



Nước mắt vì Sơn Đoòng

Trong một buổi đối thoại trẻ tại TP.HCM diễn ra gần đây, Lê Nguyễn Thiên Hương, người sáng lập và điều phối dự án Save SonDoong (Bảo vệ Sơn Đoòng) giọng đã lạc đi, khi nhắc đến một người đàn ông nước ngoài bằng tuổi cha mình, ngồi khóc vì bất lực trước những đe dọa mà Sơn Đoòng có thể gặp phải. “Họ là người nước ngoài, họ đã khóc cho những di sản của VN. Còn chúng ta, là người VN, chúng ta luôn tự hào có Sơn Đoòng, có vịnh Hạ Long rất tuyệt vời, nhưng chúng ta đang làm gì để bảo vệ nó?”, Hương bật khóc. Đây không phải là lần đầu tiên cô gái trẻ rơi lệ vì Sơn Đoòng.

Là một trong những du khách Việt hiếm hoi được thăm Sơn Đoòng từ khi tour mạo hiểm này mở cửa, chứng kiến sự kỳ vĩ kinh ngạc của tạo hóa, Hương đã không khỏi sốc trước những thông tin về việc doanh nghiệp đầu tư lắp cáp treo vào hang nâng tổng số lượt khách tới Sơn Đoòng lên 8.000 người/ngày vì điều này có nguy cơ tàn phá Sơn Đoòng.


 

Lê Nguyễn Thiên Hương (trái) trong một lần giao lưu với các bạn trẻ
Lê Nguyễn Thiên Hương (trái) trong một lần giao lưu với các bạn trẻ



Đó là năm 2014, Hương đang du học tại Mỹ, cô lên tiếng trên Facebook, blog cá nhân bằng những bài viết nhằm kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ Sơn Đoòng. Số người quan tâm ngày càng lớn hơn, Hương sáng lập dự án Save SonDoong. Đến nay, sau 4 năm hoạt động, ngoài 7 thành viên chủ chốt, dự án có hơn 220.000 người quan tâm ủng hộ.

Những hoạt động ý nghĩa của Save SonDoong như lấy chữ ký người dân ủng hộ, tổ chức các buổi triển lãm khám phá Sơn Đoòng bằng công nghệ thực tế ảo ở TP.HCM, Đà Nẵng trong năm 2017, 2018... đã tác động mạnh mẽ đến các kiến nghị xem xét dừng làm cáp treo vào hang của nhà chức trách.

“Khó khăn của dự án thì vô vàn, nhưng điều khiến chúng tôi buồn và dễ nản lòng nhất, đó là trong hơn 87% đồng ý phải bảo vệ Sơn Đoòng, nhiều người từ chối hành động vì tâm lý “tôi có làm được gì đâu”. May mắn, qua 4 năm, chúng tôi nhận được nhiều hơn những tin nhắn, phản hồi tốt đẹp của các bạn bè trên Facebook”, Hương chia sẻ.

31 tuổi, chưa lập gia đình, ngoài thời gian làm việc tại trường ĐH của Mỹ ở VN, Hương vẫn đi bán áo phông gây quỹ cho dự án, luôn bị người thân nói rằng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”... Tuy nhiên, đó không phải những rào cản để Hương tiếp tục dấn thân vì hoạt động phi lợi nhuận. Cô gái từng từ chối lời mời làm việc tại Liên Hiệp Quốc do bắt buộc phải từ bỏ Save SonDoong bộc bạch: “Dự án là đứa con tinh thần, có mẹ nào đồng ý một công việc tốt nhưng bỏ con mình? Trong buổi phỏng vấn vào ĐH Fulbright VN, tôi khóc và nói “nếu các ông cũng bắt tôi từ bỏ Save SonDoong, chúng ta kết thúc ở đây ngay bây giờ”. Tôi yêu công việc giáo dục và môi trường, cả hai đều có tích lũy cho thế hệ sau”.

Cô gái sống xanh

Hương không phải là người Quảng Bình, cô gái sinh ra và lớn lên ở TP.HCM có tình cảm đặc biệt với miền Trung. Những con người nghèo khó, chất phác mà cô gặp được ở nhiều tỉnh thành miền Trung càng thôi thúc cô phải nỗ lực vì Save SonDoong nhiều hơn.

Hương từng đến nhiều vùng đất, ở VN và thế giới. Cô thích đi phương tiện công cộng, chọn sản phẩm thân thiện với môi trường, “kỳ thị” rác thải nhựa, nói không với những khách sạn, resort của những doanh nghiệp tàn phá môi trường.


Điều khiến Hương luôn trăn trở đó là ở nhiều nơi, cô gặp những bạn trẻ đi du lịch hả hê với tâm lý “chinh phục thiên nhiên” nhưng lại xả rác vô tội vạ, tàn phá thiên nhiên. “Nhiều người hỏi tôi rằng hang động đẹp như Sơn Đoòng mà không cho người ta vào thăm thì có lãng phí. Chúng tôi không có ý định ngăn cấm việc tham quan, nhưng di sản cũng cần thời gian nghỉ ngơi để được tái tạo chứ không phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần và cho hàng ngàn người vào khai thác một ngày như nhiều nơi chúng ta đang làm với hang động”, Hương nói.


30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật

Lê Nguyễn Thiên Hương, cựu học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), du học sinh ngành truyền thông tại California State University Fullerton (Mỹ), thạc sĩ ngành phát triển bền vững quốc tế và quản trị phi lợi nhuận ĐH Brandeis (Mỹ), từng giảng dạy môn toán trong một trung tâm giáo dục quốc tế, cố vấn giáo dục của Đại sứ quán Mỹ, đồng thời là quản lý của dự án Hear.Us.Now, chương trình mang đến cơ hội bình đẳng giáo dục cho người khiếm thính tại TP.HCM.

Năm 2014, Hương được khám phá Sơn Đoòng cùng chuyên gia hang động Hoàng gia Anh Howard Limbert. Năm 2016, gây chú ý với chiếc nón lá và áo phông Save SonDoong, cô là 1 trong 800 bạn trẻ VN tham gia buổi đối thoại với nguyên Tổng thống Mỹ Obama năm 2016, đặt câu hỏi “Ông sẽ đi bộ hay đi cáp treo vào Sơn Đoòng?” và được ông ủng hộ “sẽ đi bộ vào Sơn Đoòng”.

Cô được tạp chí Forbes Vietnam vinh danh là một trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật của VN năm 2018 vì những nỗ lực cho dự án Save SonDoong.

Thúy Hằng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.