Ý chí sinh tồn đội bóng kẹt trong hang Tham Luang giúp họ sống sót

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hôm nay, chiến dịch cứu hộ 12 cầu thủ thiếu niên và huấn luyện viên bị kẹt trong hang Tham Luang bước sang ngày thứ chín. Các chuyên gia cứu hộ tin rằng ý chí sống còn của 13 người trẻ sẽ giúp họ vượt qua những giờ phút ngặt nghèo trong hang tối, không có thức ăn và nước uống.
Các nhân viên cứu hộ băng qua suối ở bản Pha Mee, gần hang Tham Luang (Ảnh: Bangkok Post)
Các nhân viên cứu hộ băng qua suối ở bản Pha Mee, gần hang Tham Luang (Ảnh: Bangkok Post)
Các toán cứu hộ phải tìm ra các nguồn nước như lạch, suối hay mạch nước ngầm có thể dâng tràn lòng hang và đường đi vào hang Tham Luang. (Ảnh: Tham Luang)
Các toán cứu hộ phải tìm ra các nguồn nước như lạch, suối hay mạch nước ngầm có thể dâng tràn lòng hang và đường đi vào hang Tham Luang. (Ảnh: Tham Luang)
Một chuyên gia cứu hộ rời hiện trường, để người khác thay ca. (Ảnh: Bangkok Post)
Một chuyên gia cứu hộ rời hiện trường, để người khác thay ca. (Ảnh: Bangkok Post)
Cứu hộ hang động vô cùng phức tạp
Hang Tham Luang ở tỉnh miền núi Chiang Rai, phía Bắc của Thái Lan là hệ thống hang động vô cùng phức tạp. Miệng hang rộng và khá ấn tượng nên trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Chiang Rai. Tuy nhiên, sự hấp dẫn bao giờ cũng kèm theo yếu tố bất ngờ và nguy hiểm: Hệ thống hang dài hơn 10 km có những lòng hang rộng lớn, nhưng rồi đường đi thắt hẹp lại và dẫn đến lòng hang rộng lớn và tiếp nối như vậy. Đó chưa là độ dốc của đường đi.
Nước lũ và không gian chật hẹp đã làm công việc cứu hộ trở nên phức tạp. Các toán người nhái chuyên nghiệp phải làm việc trong các đường hang chật hẹp, tầm nhìn gần như zero. Họ phải xoay trở trong nước lũ đặc quánh bùn và đường đi đầy đá sắc nhọn.
Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Anupong Paojinda nói mỗi bình oxy chỉ đủ cho quãng đường 30m của thợ lặn và buộc họ phải quay lại. Vì thế, các bình oxy được đặt sẵn ở khoảng cách mỗi 25m. Bởi không gian chật hẹp, tốc độ di chuyển chậm và môi trường nguy hiểm nên chiến dịch cứu hộ chỉ tiến hành khi có đủ không gian an toàn và đủ oxy cho người nhái và không tiến vào các hang động hay đường đi ngập chìm trong nước.
Không có nhiều lựa chọn
Anwar Mirza, điều phối viên Ủy ban Cứu hộ hang động quốc gia Hoa Kỳ và đồng thời là biên tập viên sách “Cẩm nang các biện pháp kỹ thuật cứu hộ hang động Hoa Kỳ”, cho rằng trong tình huống như Tham Luang chỉ có hai lựa chọn: Bơm nước ra và tìm lối khác để vào hang.
Phía Thái Lan đã làm mọi thứ. Hôm qua nước lũ đã rút bớt do các máy bơm cao áp hoạt động liên tục, và các toán thợ lặn đã có thể tiến sâu vào hang. Nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại các mạch nước ngầm có thể dâng cao.
Việc khoan lòng núi để vào hang cũng được tiến hành. Thái Lan đã mở đường thông dài 40m vào lòng hang, nhưng chưa tìm được lối đi đến nơi mà các nhà cứu hộ tin rằng đội bóng 13 người đang trú ẩn.
Ông Mirza nói việc khoan núi sẽ dễ dàng hơn nếu có một bản đồ chất lượng cao, nhưng việc này rất khó khăn bởi đang tiến hành ở miền núi và có thể mất nhiều ngày, nhiều tuần trong khi các toán cứu hộ đang chạy đua với thời gian. Ông Mirza cũng nói việc khoan đá vôi dễ hơn các loại đá khác nhiều.
Chuyên viên quân đội Thái Lan đang điều khiển flycam thu thập hình ảnh trên đỉnh núi khu hang động Tham Luang. (Ảnh: Bangkok Post)
Chuyên viên quân đội Thái Lan đang điều khiển flycam thu thập hình ảnh trên đỉnh núi khu hang động Tham Luang. (Ảnh: Bangkok Post)
Hiện các flycam chỉ có chức năng thu thập hình ảnh, một số có gắn cảm ứng nhiệt. Nhưng flycam hay máy bay không người lái có khả năng phát hiện người trong hang động cần một thời gian dài để nghiên cứu và phát triển. (Ảnh: Bangkok Post)
Hiện các flycam chỉ có chức năng thu thập hình ảnh, một số có gắn cảm ứng nhiệt. Nhưng flycam hay máy bay không người lái có khả năng phát hiện người trong hang động cần một thời gian dài để nghiên cứu và phát triển. (Ảnh: Bangkok Post)
Vẫn chưa có công nghệ cao để phát hiện người trong hang động
Các toán cứu hộ đã không thể đưa các chú chó đánh hơi tham gia chiến dịch vì toàn bộ hang chìm sâu trong nước lũ đầy phù sa. Họ cũng không thể sử dụng được các máy bay không người lái hay flycam tầm nhiệt đặc biệt để tìm “hơi người” bởi không thể vào lòng hang.
“Hiện vẫn chưa có kỹ thuật có thể cảm nhận được hơi người trong lòng đất, dù là chỉ ở độ sâu rất nông. Việc phát triển kỹ thuật này cần nhiều thời gian và công nghệ vẫn chưa sẵn sàng trong thời gian ngắn sắp tới”, ông Mirza phát biểu với hãng tin AP.
11 cầu thủ nhí chuẩn bị cho chuyến đi thám hiểm hang Tham Luang ngày 23/6. Cậu bé thứ 12 là người chụp tấm hình này. Chiến dịch tìm kiếm và giải cứu đội bóng và huấn luyện viên của họ đã bước sang ngày thứ chín. (Ảnh: fanpage Love Mae Sai)
11 cầu thủ nhí chuẩn bị cho chuyến đi thám hiểm hang Tham Luang ngày 23/6. Cậu bé thứ 12 là người chụp tấm hình này. Chiến dịch tìm kiếm và giải cứu đội bóng và huấn luyện viên của họ đã bước sang ngày thứ chín. (Ảnh: fanpage Love Mae Sai)
Các nhân viên của Vườn quốc gia và tình nguyện viên tham gia chiến dịch giải cứu (Ảnh: Bangkok Post)
Các nhân viên của Vườn quốc gia và tình nguyện viên tham gia chiến dịch giải cứu (Ảnh: Bangkok Post)
Khả năng sống sót của đội bóng
Giờ đây, mọi người hy vọng vào khả năng và ý chí sinh tồn của các cầu thủ U16 và người thầy của họ.
Các chuyên gia về kỹ năng sinh tồn nói nếu không có thức ăn và nước họ vẫn có khả năng sống sót trong một tuần, trong trường hợp không có thức ăn nhưng có nước họ vẫn có thể sống sót trong 4 – 6 tuần.
Nhóm 13 người có thể có nước ngọt – hoặc nước nhỏ từ nhũ đá, vách đá hoặc nước chảy trong hang – nhưng các chuyên gia e ngại các nguồn nước có thể bị ảnh hưởng bởi hóa chất hay vi khuẩn từ các trang trại chung quanh khu hang động.
“Nếu họ uống nước trong hang động và ngã bệnh, tình hình càng tồi tệ hơn. Nhưng nếu họ không uống, họ cũng gặp nhiều vấn đề”, ông Mirza nói.
Trong trường hợp không có thức ăn, các vận động viên trẻ vẫn có thể chống chọi trong cả tháng hơn tháng rưỡi, nhưng vấn đề chính yếu bây giờ là tâm lý.
“Vấn đề lớn nhất hiện giờ họ đang đối mặt nếu họ còn sống là vấn đề tâm lý, bởi vì họ không biết đến bao giờ họ mới được giải cứu”, ông Mirza trả lời phỏng vấn từ bang Indiana, Hoa Kỳ.
Các chuyên gia cứu hộ cũng lo lắng rằng các thiếu niên và người thầy không giữ được nhẫn nại và họ có thể mạo hiểm tìm cách bơi hay lặn ra ngoài trong dòng nước siết mà ngay cả các thợ lặn giỏi nhất đã chào thua. “Và đó là khi bi kịch không ai mong muốn có thể xảy ra”, Jack Ronnachat thuộc kênh truyền hình News 1 tham gia tường thuật chiến dịch nói với Báo Người Tiêu Dùng.
Ricky Hồ (Người Tiêu Dùng)

Có thể bạn quan tâm