Ngôi nhà Việt Trì hứng nắng xuyên suốt 40 mét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ hai giếng trời lớn ở giữa ba khối nhà, nơi đây không cần bật bất kỳ ngọn đèn nào vào ban ngày và luôn thoáng mát dù giữa hè nắng nóng.

 
Biệt thự có diện tích sàn tổng cộng 650 m2, được xây dựng trên miếng đất rộng 550 m2, tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Đây là nơi sinh sống của một đại gia đình ba thế hệ với 10 thành viên.
Biệt thự có diện tích sàn tổng cộng 650 m2, được xây dựng trên miếng đất rộng 550 m2, tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Đây là nơi sinh sống của một đại gia đình ba thế hệ với 10 thành viên.
Mặt trước khu đất hướng Đông Nam, tiếp giáp với trục đường giao thông lớn 45 m. Mặt sau hướng Tây Bắc, tiếp giáp với đường giao thông nội khu 12,5 m. Công trình có 3 mặt đón nắng trong ngày nên yêu cầu về cách nhiệt được ưu tiên hàng đầu.
Mặt trước khu đất hướng Đông Nam, tiếp giáp với trục đường giao thông lớn 45 m. Mặt sau hướng Tây Bắc, tiếp giáp với đường giao thông nội khu 12,5 m. Công trình có 3 mặt đón nắng trong ngày nên yêu cầu về cách nhiệt được ưu tiên hàng đầu.
  Dựa trên chiều dài khu đất gần 40 m, kiến trúc sư Hoàng Minh Tuệ cùng các đồng nghiệp tại Ray Architecture đã quyết định thiết kế ba khối công năng riêng biệt, nằm xen kẽ với hai giếng trời. Với tổng diện tích hơn 50 m2, hai giếng trời mang ánh sáng và gió tràn ngập khắp nhà dù gia chủ đóng cửa phía trước.
Dựa trên chiều dài khu đất gần 40 m, kiến trúc sư Hoàng Minh Tuệ cùng các đồng nghiệp tại Ray Architecture đã quyết định thiết kế ba khối công năng riêng biệt, nằm xen kẽ với hai giếng trời. Với tổng diện tích hơn 50 m2, hai giếng trời mang ánh sáng và gió tràn ngập khắp nhà dù gia chủ đóng cửa phía trước.
Ngoài hai giếng trời, trong khuôn viên biệt thự còn có sân vườn phía trước, phía sau và hai bên cạnh nhà để từ bất cứ vị trí nào trong nhà cũng có thể nhìn thấy mảng xanh thiên nhiên.
Ngoài hai giếng trời, trong khuôn viên biệt thự còn có sân vườn phía trước, phía sau và hai bên cạnh nhà để từ bất cứ vị trí nào trong nhà cũng có thể nhìn thấy mảng xanh thiên nhiên.
  Tầng trệt là không gian dành cho các sinh hoạt chung. Từ cửa chính đi vào, đầu tiên là phòng khách, sau đó lần lượt là giếng trời thứ nhất, bếp và phòng ăn liên thông, giếng trời thứ hai và cuối cùng là gara để xe. Một lối đi bên hông nhà đưa xe vào đến gara mà không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung.
Tầng trệt là không gian dành cho các sinh hoạt chung. Từ cửa chính đi vào, đầu tiên là phòng khách, sau đó lần lượt là giếng trời thứ nhất, bếp và phòng ăn liên thông, giếng trời thứ hai và cuối cùng là gara để xe. Một lối đi bên hông nhà đưa xe vào đến gara mà không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung.
Nhà có ba tầng. Tầng trên được thiết kế rộng hơn tầng dưới, tạo bóng đổ cho tầng phía dưới, che chắn trực tiếp cho các hệ cửa kính, giúp không gian trong phòng vẫn đủ ánh sáng mà không hề chói mắt.
Nhà có ba tầng. Tầng trên được thiết kế rộng hơn tầng dưới, tạo bóng đổ cho tầng phía dưới, che chắn trực tiếp cho các hệ cửa kính, giúp không gian trong phòng vẫn đủ ánh sáng mà không hề chói mắt.
Với ý tưởng ngôi nhà chính là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của gia chủ, cầu thang từ tầng một lên tầng hai và từ tầng hai lên tầng ba được đặt ở hai vị trí khác nhau, khiến người đi lại trên cầu thang không có cảm giác bị nhàm chán, mà như trong tâm thế đi dạo.
Với ý tưởng ngôi nhà chính là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của gia chủ, cầu thang từ tầng một lên tầng hai và từ tầng hai lên tầng ba được đặt ở hai vị trí khác nhau, khiến người đi lại trên cầu thang không có cảm giác bị nhàm chán, mà như trong tâm thế đi dạo.
Hệ lam gỗ vừa có tác dụng chắn nắng vừa có tác dụng hạn chế tầm nhìn trực tiếp từ bên ngoài (đường lớn, nhà liền kề..) vào các không gian sinh hoạt, giúp cho công trình tuy “mở” tối đa nhưng vẫn đảm bảo yếu tố “đóng”, tạo sự riêng tư cho các hoạt động của gia đình.
Hệ lam gỗ vừa có tác dụng chắn nắng vừa có tác dụng hạn chế tầm nhìn trực tiếp từ bên ngoài (đường lớn, nhà liền kề..) vào các không gian sinh hoạt, giúp cho công trình tuy “mở” tối đa nhưng vẫn đảm bảo yếu tố “đóng”, tạo sự riêng tư cho các hoạt động của gia đình.
 Toàn bộ phần mái công trình đều là mái bằng, phần lớn diện tích mái được thiết kế để trồng rau sạch. Đó chính là các lớp cấu tạo có tác dụng chống nóng trực tiếp cho các phòng phía dưới. Hệ nước thu được trên mái được gom vào một bể chứa, kết hợp với hệ nước lọc thải ra từ hồ cá koi sẽ được tái sử dụng thành nước tưới sân vườn.
Toàn bộ phần mái công trình đều là mái bằng, phần lớn diện tích mái được thiết kế để trồng rau sạch. Đó chính là các lớp cấu tạo có tác dụng chống nóng trực tiếp cho các phòng phía dưới. Hệ nước thu được trên mái được gom vào một bể chứa, kết hợp với hệ nước lọc thải ra từ hồ cá koi sẽ được tái sử dụng thành nước tưới sân vườn.


Thái Bình (VNE)
Ảnh: Hoàng Lê

Có thể bạn quan tâm

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Phòng ngủ riêng là nơi đặt tiền đề cho một cuộc sống riêng tư của các bé, là nơi để các bé gửi gắm những ước mơ, kỷ niệm tuổi thơ. Đẹp, ấn tượng và phù hợp với cá tính riêng của con chắc chắn là điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng nghĩ đến khi lên ý tưởng thiết kế phòng ngủ cho các thiên thần nhỏ.
Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Ngày 29-6, lễ đặt tên Đỗ Hữu Vị cho một quảng trường nhỏ trung tâm quận 16 ở thủ đô Paris, đã được tiến hành với sự hiện diện của Phó Thị trưởng thành phố Paris Laurence Patrice, Thị trưởng quận 16, Francis Szpiner, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng đông đảo người thân gia đình ông Đỗ Hữu Vị, quan chức và nhân dân địa phương.
Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Có nhiều cách khác nhau để truyền tải thông điệp về tình yêu đối với những di sản kiến trúc xưa. Chàng trai Trương Văn Bộ (làng Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) chọn một cách độc đáo không giống ai: Thu nhỏ những công trình kiến trúc, nhất là đình chùa, cổng làng hay những nếp nhà truyền thống Bắc Bộ. Những mô hình của Bộ được nhiều người ưa chuộng. Và từ đó, Bộ đã lan tỏa nét đẹp văn hóa, kiến trúc xưa.