Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đường sắt Bắc-Nam tốc độ cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thực hiện việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam để trình Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2155/VPCP-CN ngày 8/3/2018 của Văn phòng Chính phủ đồng thời, Bộ Giao thông và Vận tải thực hiện các quy trình, thủ tục thẩm định, thẩm tra và kinh phí liên quan đến Dự án theo quy định của pháp luật.
 Ảnh minh họa. (Nguồn: Texas Central)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Texas Central)
Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và trình các cơ quan có thẩm quyền về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Trước đó, để đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng cường sự kết nối giữa các thành phố lớn trên trục Bắc-Nam (nhất là việc kết nối hai trung tâm kinh tế lớn là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) bằng hệ thống giao thông vận tải tốc độ cao, an toàn; đồng thời phát triển hài hòa các phương thức vận tải; trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 214/QĐ-TTg ngày 10-2-2015) và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 1468/QĐ-TTg ngày 24-8-2015).
Dự kiến lộ trình phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với các giai đoạn như sau:
Đến năm 2020, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc-Nam, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như các đoạn Hà Nội-Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang.
Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến dưới 200 km/h), đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h trong tương lai, ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo khả năng huy động vốn.
Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc-Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h.
Căn cứ lộ trình nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải triển khai rà soát các nghiên cứu trước đây về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam để cập nhật, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Phòng ngủ riêng là nơi đặt tiền đề cho một cuộc sống riêng tư của các bé, là nơi để các bé gửi gắm những ước mơ, kỷ niệm tuổi thơ. Đẹp, ấn tượng và phù hợp với cá tính riêng của con chắc chắn là điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng nghĩ đến khi lên ý tưởng thiết kế phòng ngủ cho các thiên thần nhỏ.
Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Ngày 29-6, lễ đặt tên Đỗ Hữu Vị cho một quảng trường nhỏ trung tâm quận 16 ở thủ đô Paris, đã được tiến hành với sự hiện diện của Phó Thị trưởng thành phố Paris Laurence Patrice, Thị trưởng quận 16, Francis Szpiner, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng đông đảo người thân gia đình ông Đỗ Hữu Vị, quan chức và nhân dân địa phương.
Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Có nhiều cách khác nhau để truyền tải thông điệp về tình yêu đối với những di sản kiến trúc xưa. Chàng trai Trương Văn Bộ (làng Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) chọn một cách độc đáo không giống ai: Thu nhỏ những công trình kiến trúc, nhất là đình chùa, cổng làng hay những nếp nhà truyền thống Bắc Bộ. Những mô hình của Bộ được nhiều người ưa chuộng. Và từ đó, Bộ đã lan tỏa nét đẹp văn hóa, kiến trúc xưa.