Lợn thả rông ở buôn Nung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Trong ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, P.V Báo Gia Lai đã có dịp về buôn Nung, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai để ghi nhận về loài lợn thả rông đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.
Không biết tự bao giờ, mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió đã có việc gia súc quây quần và gần như sống chung với chủ nhà. Sở dĩ nói sống chung vì tập tục của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ở nhà sàn, chủ nhà sẽ tận dụng khoảng trống ở dưới để làm chuồng nuôi nhốt hoặc làm chỗ ngủ cho các loài gia súc, trong đó có loài lợn thả rông đặc biệt này. 
Lợn con mới sinh ra có màu đen, khoang trắng hoặc sọc dưa giống lợn rừng. Ảnh: Chí Hào
Lợn con mới sinh ra có màu đen, khoang trắng hoặc sọc dưa giống lợn rừng. Ảnh: Chí Hào
Đến với buôn Nung trong ngày mùng 2 Tết, ngay từ đầu buôn, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh các chú lợn chạy “xẹt” qua lại trên đường để kiếm ăn, có khi chỉ là vui đùa cùng nhau. Đây là buôn có 132 hộ dân nằm giáp với cánh rừng nên hầu như nhà nào cũng nuôi lợn thả rông. Nhà ít thì 3 đến 5 con, nhà nhiều hơn chục con. Lợn thả rông thường có 1 con đực đầu đàn và nhiều con cái, lợn con mới sinh ra có màu đen, khoang trắng hoặc sọc dưa giống lợn rừng. Lợn thả rông nên rất linh hoạt, người dân muốn bắt thịt phải huy động khoảng 5 thanh niên khoẻ mạnh trong làng để quây bắt. 
Lợn đực đã nhiều năm tuổi và có nanh như heo rừng. Ảnh: Chí Hào
Lợn đực đã nhiều năm tuổi và có nanh như heo rừng. Ảnh: Chí Hào
Đặc trưng của loài lợn thả rông là hoạt động tự nhiên nên khá chậm lớn. Bù lại, chúng có khả năng kháng dịch bệnh tốt, thịt của loài lợn này rất săn chắc, thơm ngon nên được những người sành ăn ưa chuộng, tìm mua. Chị Rô H'Nhơm (31 tuổi, buôn Nung, xã Chư Drăng) cho biết: Không biết loài lợn này có từ bao giờ, từ thời ông bà tổ tiên mình đã có loài lợn này. Giống lợn này không ưa nuôi nhốt và hầu như không cần phải cho ăn. Ban ngày chúng tự đi kiếm ăn và chỉ về nhà ngủ vào buổi tối. “Gia đình mình có 2 con lợn cái sắp đẻ. Rẫy phải ở xa chứ không chúng ủi phá hết. Giống lợn này ít khi đau ốm, con cái khoảng 10 kg đã động đực và bắt đầu sinh sản được. Lợn nhà mình mỗi lứa đẻ được khoảng 10 con”-chị Rô H’Nhơm nói.
Lợn thả rông tự đi kiếm ăn và chỉ về ngủ vào buổi tối. Ảnh: Chí Hào
Lợn thả rông tự đi kiếm ăn và chỉ về ngủ vào buổi tối. Ảnh: Chí Hào
Lợn thả rông gắn bó mật thiết với đời sống cư dân Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Sức sống mãnh liệt, khả năng chống dịch bệnh và thường sống quây quần theo số đông của loài lợn này đã giúp chúng tồn tại và gắn liền với đời sống của các dân tộc Tây Nguyên dù trải qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử. Phảng phất đâu đó trong sức sống mãnh liệt của loài vật này là tinh thần tự lực, tự cường mạnh mẽ của cả Tây Nguyên đại ngàn.
Chí Hào

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.