Klũh phấn đấu trở thành làng kiểu mẫu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Chư Prông (Gia Lai) đã chọn làng Klũh (xã Ia Boòng) để làm điểm. Theo đó, huyện đang tập trung mọi nguồn lực để giúp Klũh trở thành làng NTM ngay trong năm nay.
Thực hiện chủ trương của Huyện ủy và kế hoạch của UBND huyện, từ tháng 7-2018, xã Ia Boòng đã có kế hoạch triển khai xây dựng làng Klũh thành làng NTM trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với hệ thống chính trị của xã, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị đứng chân trên địa bàn huyện cũng đã tích cực vào cuộc để giúp người dân xây dựng mô hình điểm làng NTM.
  Người dân làng Klũh cải tạo vườn tạp để nâng cao thu nhập.   Ảnh: N.S
Người dân làng Klũh cải tạo vườn tạp để nâng cao thu nhập. Ảnh: Nam Sang
Làng Klũh hiện có 128 hộ với 592 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc Jrai chiếm hơn 88,7%. Đây là làng có số hộ nghèo ít nhất xã Ia Boòng (năm 2018 chỉ còn 8 hộ, chiếm 6,25%). Ông Cù Minh Thông-Chủ tịch UBND xã Ia Boòng-cho biết: Với xuất phát điểm như vậy nên xã có nhiều thuận lợi khi bắt tay xây dựng Klũh thành làng NTM. Để đạt mục tiêu, xã cũng đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức chính trị-xã hội cùng vào cuộc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện những công việc cụ thể. Ngoài ra, UBND huyện phân công các ngành chuyên môn phụ trách theo từng tiêu chí; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể và phối hợp với UBND xã rà soát, đánh giá thực trạng đời sống của 128 hộ ở làng Klũh, từ đó đưa ra những giải pháp, hướng hỗ trợ phù hợp.
Cấp ủy, chính quyền xã Ia Boòng cũng xác định rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phân công cụ thể các Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy xã phụ trách công tác xây dựng làng NTM, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Bà Nguyễn Thị Hải-công chức chuyên trách xây dựng NTM xã Ia Boòng-cho biết: Về phía làng Klũh, để hoàn thành chương trình xây dựng NTM, làng đã tiến hành triển khai rộng rãi tới các đảng viên và nhân dân tổ chức thực hiện. Đến nay, người dân làng Klũh đã đóng góp gần 100 triệu đồng để sửa chữa cột điện, trụ cờ, cổng chào, hàng rào, tu sửa hội trường thôn... Việc các đảng viên gương mẫu thực hiện những phần việc chưa cần sự đầu tư của Nhà nước như: giúp bà con rào vườn, làm nhà vệ sinh, làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc, cải tạo vườn tạp, làm điện đường chiếu sáng, hiến gần 1.600 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn... đã được người dân trong làng đồng tình ủng hộ.
Đường vào làng Klũh đã được nhựa hóa. Ảnh: Nam Sang
Đường vào làng Klũh đã được nhựa hóa. Ảnh: Nam Sang
Ngoài ra, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội của xã đã phối hợp với hệ thống chính trị làng Klũh tăng cường giám sát, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Chư Prông chung sức xây dựng NTM”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp vận động, khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân chung sức, đồng lòng xây dựng NTM. Trong đó, trọng tâm là giám sát việc bảo vệ môi trường, đẩy mạnh triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển sản xuất tăng thu nhập; đảm bảo an ninh trật tự; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng... Ông Kpui Nhoăih, một trong những điển hình hiến đất làm đường ở làng Klũh, cho biết: “Tuy còn khó khăn nhưng khi làng có chủ trương vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi khác, gia đình tôi đã hiến 150 m2 đất. Giờ thì con đường đã được cứng hóa, đi lại thuận lợi nên bà con trong làng phấn khởi lắm”.
Trao đổi với P.V, Chủ tịch UBND xã Ia Boòng thông tin thêm: Đến thời điểm này, làng Klũh đã hoàn thành 17/19 tiêu chí NTM, diện mạo của làng có nhiều thay đổi. Điều đáng mừng là đồng bào dân tộc thiểu số đã nhận thức được ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. “Hy vọng với tinh thần quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, vào cuối năm nay, làng Klũh sẽ trở thành làng NTM”-ông Thông cho biết.
Nam Sang

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.