Nhân rộng mô hình "Thư viện thân thiện"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với những hiệu quả mang lại từ mô hình “Thư viện thân thiện”, năm học 2018-2019, huyện Chư Prông, Gia Lai sẽ tổ chức nhân rộng mô hình này đến các trường Tiểu học trên địa bàn.
Không gian đọc sách thoải mái làm học sinh hứng thú hơn là điểm nổi bật của mô hình “Thư viện thân thiện”. Ảnh: L.N
Không gian đọc sách thoải mái làm học sinh hứng thú hơn là điểm nổi bật của mô hình “Thư viện thân thiện”. Ảnh: L.N
Bà Phạm Thị Thu Hằng-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Prông: “Thời gian tới, Phòng GD-ĐT sẽ duy trì, nhân rộng và phát triển bền vững mô hình “Thư viện thân thiện” đối với cấp Tiểu học. Là huyện biên giới với tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 50% nên quá trình triển khai mô hình cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi quyết tâm thực hiện tốt mô hình này để nâng cao chất lượng dạy và học”.

Năm học 2017-2018, Phòng GD-ĐT huyện Chư Prông đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình “Thư viện thân thiện” tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (xã Bàu Cạn).
Theo đó, ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã tổ chức tập huấn mô hình “Thư viện thân thiện” cho cán bộ quản lý, giáo viên trong trường; đồng thời, thành lập tổ cộng tác thư viện gồm Ban Giám hiệu nhà trường, cán bộ thư viện, tổ trưởng chuyên môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong và Hội Phụ huynh học sinh. Sau đó, nhà trường phân công tổ cộng tác tiến hành dán gáy sách, vẽ tranh trang trí thư viện, cắm hoa, sắp xếp các góc cho thư viện. Để hoạt động của thư viện thêm phong phú, nhà trường đã huy động giáo viên, phụ huynh, học sinh tặng các loại sách, đồ dùng học tập và một số đồ chơi như: ô ăn quan, ghép hình, cờ cá ngựa, đất nặn...
Cô Phạm Thị Kim Oanh-Phó Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: “Qua một năm triển khai mô hình “Thư viện thân thiện”, chúng tôi thấy hiệu quả mang lại rất tích cực, tạo sự hấp dẫn, thu hút và khơi dậy văn hóa đọc trong học sinh và giáo viên. Thực tế cho thấy, khi ngồi đọc sách, báo trong không gian thoải mái, thân thiện, học sinh và giáo viên cảm thấy hứng thú hơn, tiếp thu nhanh hơn. Nhờ đó, chất lượng dạy và học được nâng lên, nhất là đối với môn Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số. Năm học 2018-2019, nhà trường sẽ tiếp tục huy động để thư viện có thêm nhiều loại sách báo, thêm nhiều trò chơi bổ ích cho các em”-cô Oanh nhấn mạnh.
Hiện nay, nhiều trường Tiểu học trên địa bàn huyện đã xây dựng được thư viện đa năng với góc đọc, góc viết, góc mỹ thuật, góc văn hóa địa phương, góc nghệ thuật, góc vui chơi... Tại nhiều trường cũng đã hình thành được thư viện góc lớp, thư viện hành lang, thư viện cầu thang, thư viện ngoài trời... được trang trí đẹp mắt, thu hút người đọc. Bước đầu mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực và kích thích thói quen đọc sách.
Cô Bùi Thị Hòa-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Vương (thị trấn Chư Prông) chia sẻ: Những năm học trước, nhà trường cũng có thư viện nhưng chưa được bài bản nên chưa phát huy hết hiệu quả. Qua tham quan mô hình “Thư viện thân thiện” ở các trường bạn, năm học 2018-2019, nhà trường đã triển khai phân công các lớp tham gia trang trí cho thư viện và mỗi lớp đóng góp 1 trò chơi dân gian, đồng thời huy động xã hội hóa để thư viện thêm phong phú.
Gia Hưng

Có thể bạn quan tâm

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.
Người tốt-Việc tốt: Giáo dân tiêu biểu làng Thong Yố

Người tốt-Việc tốt: Giáo dân tiêu biểu làng Thong Yố

(GLO)- Ông Rơ Lan Đăk (làng Thong Yố, xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất cũng như tuyên truyền, vận động đồng bào theo đạo Công giáo tham gia xây dựng nông thôn mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh.

Ngôi đình “vàng” ở Pleiku

Ngôi đình “vàng” ở Pleiku

(GLO)- Đình Kế Môn (tổ 5, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã tồn tại từ hơn nửa thế kỷ trước nhưng lại khá ít người biết đến. Từ làng Kế Môn, những người thợ kim hoàn đã tỏa ra khắp mọi miền đất nước, mở rộng thị trường khiến tiếng thơm về làng vàng Kế Môn ngày một vang xa.