Cà phê Pleiku: Truyền thống và hiện đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Em dùng thử 1 ly Cold brew nhé?”. Sau cái gật đầu của khách chừng vài phút, thành phẩm đã được cô bé nhân viên mang ra. Cảm nhận đầu tiên ly Cold brew (cà phê pha lạnh) có hương vị nhẹ nhàng nhưng rất tuyệt hảo. Anh quản lý gọi đó là nét chấm phá hiện đại xen lẫn trong dư vị truyền thống của cà phê Phố núi lâu nay.

Hương vị cà phê ngọt đắng đậm đà đã trở nên quá quen thuộc trong nhịp sống thường ngày của mỗi người dân Gia Lai từ xưa đến nay với phong cách thưởng thức cà phê rất riêng. Họ thường nhâm nhi cà phê để chuyện trò và suy tưởng chứ không chỉ đơn thuần xem đây là loại thức uống mang lại sự tỉnh táo cho tinh thần.

1Thu Hà với ly cà phê pha phin truyền thống vẫn %22mê hoặc%22 nhiều người dân Phố núi Ảnh Hồng Thi
Thu Hà với ly cà phê pha phin truyền thống vẫn mê hoặc nhiều người dân Phố núi. Ảnh: Hồng Thi



Thu Hà là một trong những quán cà phê khá nổi tiếng ở Pleiku từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ở thời điểm hiện tại, những giọt cà phê pha phin truyền thống của Thu Hà vẫn còn có sức “mê hoặc” đối với nhiều người dân Phố núi. Sở hữu một không gian không quá rộng, bàn ghế bài trí hết sức giản đơn, thế nhưng ngày nào quán cũng đón vài trăm lượt khách đến uống cà phê. “Đông nhất là vào buổi sáng, chúng tôi phải xếp thêm bàn ghế ra tận vỉa hè. Đa phần đều là khách quen, đến với quán như một người bạn thân tình, thậm chí có người còn giữ nguyên một vị trí ngồi từ ngày này qua ngày khác chỉ để thưởng thức 1 ly cà phê pha phin quen thuộc”-bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Thu Hà-cho hay.

Cũng theo bà Hà, những quán cà phê “vang bóng một thời” ở Pleiku như: Dinh Điền, Vị Thủy, Thương, Nhớ, Mimosa… nay cũng chỉ còn trong ký ức. Các quán cà phê chuộng phong cách truyền thống như Thu Hà bây giờ không nhiều, chỉ còn Kim Liên (đường Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku) và một vài quán nhỏ.

Mấy năm trở lại đây, quán cà phê ở Pleiku ngày càng nhiều với không gian hiện đại, ấm cúng, thể hiện sự du nhập văn hóa vô cùng rõ nét từ Tây phương. Kèm theo đó, có thể dễ dàng nhận thấy, cà phê pha máy nổi lên như một xu hướng mới và được nhiều người dân Phố núi ưa chuộng.

Hầu hết các quán cà phê lớn nhỏ ở Pleiku đều có cà phê pha máy vì nhanh và tiện lợi hơn pha phin và không đánh mất đi hương vị đặc trưng vốn có. Hạt cà phê được xay trực tiếp trong máy, tạo ra những ly cà phê thật đậm đà. Khách cũng có nhiều sự lựa chọn hơn, không chỉ dừng lại ở cà phê phin đen đá, sữa đá mà còn có Espresso, Capuchino, Latte…

Tôi có dịp ngồi trò chuyện cùng anh Phan Duy Hảo-quản lý quán cà phê Thủy Tạ (Công viên Diên Hồng, TP. Pleiku) trong một buổi chiều Pleiku vương nắng. Dạo mắt một lượt khắp quán, tôi gần như không thấy một ly cà phê pha phin nào hiện diện trên bàn khách, thay vào đó là những ly cà phê pha máy nguyên chất theo kiểu hiện đại.

Ngoài ra, có một kiểu pha cà phê khá mới mẻ, mang phong cách của người Pháp vừa xuất hiện ở Pleiku thời gian gần đây mang tên Cold brew. “Đây là cà phê được pha chế hoàn toàn bằng phương pháp lạnh, tức pha bằng nước đá thay vì nước nóng và mất khoảng 7-8 tiếng đồng hồ cho 1 lần pha chế. Sản phẩm cà phê thu được sẽ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sau 2 tuần là có thể dùng và để càng lâu sẽ càng ngon, hương vị rất khác so với cà phê pha máy thông thường”-anh Hảo “bật mí”.

  Không gian cà phê hiện đại, sang trọng tại Lamant Cafe.                      Ảnh: H.T
Không gian cà phê hiện đại, sang trọng tại L'amant Cafe. Ảnh: H.T

Ông Thái Như Hiệp-Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: “Sạch với tôn chỉ của chúng tôi chính là đi từ kiểm soát được từ việc chọn thổ nhưỡng cho đến chăm sóc, thu hoạch và sản xuất để lựa chọn ra những hạt cà phê nhân hoàn thiện nhất; kết hợp với công nghệ rang xay hàng đầu thế giới, chế biến theo quy trình khép kín để tạo nên sản phẩm mang hương vị hoàn toàn tự nhiên. Mọi người sẽ được thưởng thức 1 ly cà phê hiện đại chuẩn gu nhưng lại không đánh mất hương vị truyền thống vốn có của cà phê nguyên thủy”.



Cùng với xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch, người dân Phố núi giờ đây không chỉ thưởng thức cà phê đơn thuần mà còn có phần khắt khe hơn khi dành sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Điều này buộc những người kinh doanh cà phê ở Gia Lai phải tìm cách để thích ứng với nhu cầu của khách hàng.

Ông Thái Như Hiệp-Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp-chia sẻ: Rất nhiều trong số 90 triệu người Việt Nam quen thuộc với cà phê và 1,36 triệu người Gia Lai cũng vậy. Tuy nhiên, có lẽ mọi người đã quên từ lâu cái vị thuần chất nguyên bản của cà phê. Với 26 năm xây dựng và phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê đi khắp thế giới, bằng niềm đam mê và mong muốn đem đến thị trường Việt Nam các sản phẩm cà phê sạch đúng chuẩn nên Vĩnh Hiệp đã cho ra đời dòng sản phẩm L'amant Cafe -”Sạch từ nông trại đến ly cà phê”.

Có thể nói, dù theo phong cách truyền thống hay hiện đại thì khẩu vị cà phê của người dân Phố núi vẫn luôn theo chuẩn đắng đậm đà. Và từng ly cà phê mang đến cho khách xa gần cũng chính là tinh hoa của cà phê Gia Lai với hương vị tuyệt vời mà khó nơi nào có được.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.