T'Nưng - đôi mắt Pleiku trong vắt vẻo màu nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong đôi mắt người đời, Tây Nguyên đẹp một vẻ đẹp núi rừng và hoang dại. Nhưng sâu thẳm nơi đây là những bình yên mộng mị như đôi mắt trong. Nếu một ngày tới Tây Nguyên lang thang miền sơn cước, vắt vẻo trên lưng voi, đi qua cánh rừng già, đừng quên nơi đây còn có một lòng hồ huyền thoại, hồ T’Nưng.

Em là đôi mắt của núi.
Em là đôi mắt của núi.



Hồ T’nưng lạ mà quen, quen mà lạ. Dù chưa có dịp tới nơi đây nhưng sâu thẳm trong tuổi thơ mỗi người cũng đã có một vài lần nghe nhắc như truyền thuyết tích gom góp từ những cuộc đời. Hồ T’Nưng là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây thành phố Pleiku, Gia Lai. Nơi đây không chỉ đẹp như mộng mơ mà còn là hồ nước ngọt quan trọng, giữ nhiệm vụ cung cấp nước cho thành phố.
 

Nơi đây có những huyền thoại bắt đầu.
Nơi đây có những huyền thoại bắt đầu.


Có một câu chuyện kể rằng, T’Nưng vốn là tên một ngôi làng cổ của Tây Nguyên huyền thoại. Nơi đây xưa kia trù phú, mọi người sống hòa thuận và yên vui. Nhưng cuộc đời nào biết trước được, núi lửa ập xuống lấp làng, mất đi căn nhà yêu dấu và người thân, những kẻ sống sót khóc hoài, khóc mãi, dòng nước mắt lan ra thành hồ. T’nưng là nỗi buồn nhưng cũng chính là tình nghĩa, sự mạnh mẽ của núi đã tan ra, lệ đã rơi thành dòng.
 

 Là nước hồ hay là nước mắt.
Là nước hồ hay là nước mắt.


Hôm nay, quên đi đau thương ngày xưa cũ, hồ là mái nhà ấm êm của rất nhiều loài sinh vật. Nơi đây có cá, có chim. Cá tung tăng bơi lội, rùa, ba ba, lươn chình sống yên vui. Những bói cá, quốc đen, kơ vông, kơ túc hót rít rít cả khoảng trời. Tiếng chim rừng, mặt nước rừng, tâm hồn rừng trú ngụ ở nơi đây giữ lại khoảng xanh trong và bình yên của núi.

 

 Là cuộc sống của biết bao loài.
Là cuộc sống của biết bao loài.



Con đường dẫn đến hồ đẹp như tranh, tươi mát một màu xanh của những nhánh thông rừng. Đi trên con đường ấy, ta thấy nghe thấy gió, ta nghe thấy đá, ngửi thấy mùi của cỏ cây. Đâu đó xa xôi thấp thoáng bóng dáng của chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt hồ.

 

Đường tới nơi đây hẳn là cổ tích
Đường tới nơi đây hẳn là cổ tích



Nhìn xung quanh, nước hồ trong in hình cây cối, hoa lá rộn ràng tựa tiếng hát xuân xanh. Sớm mai thức giấc, trong cơn tỉnh cơn say ta đã thấy những đàn ong bướm dập dờn, chim rừng hót lảnh lót tươi vui. Ngày mới đến với nơi đây như giấc mơ người ta bỏ quên thành phố. Mải miết lạc giữa rừng, ta chẳng còn muốn trở lại những tấp nập của ngày.
 

Cuộc sống thảnh thơi và lảnh lót của núi rừng.
Cuộc sống thảnh thơi và lảnh lót của núi rừng.



Hồ T’Nưng bốn mùa, mỗi mùa là một cảm nhận. Người khách lạ rất thích tới đây khi thành phố của họ đang tràn ngập nắng. Mọi nóng bức đường dài mang từ nơi xa tới đều được gột rửa sạch bọng, chỉ còn lại bầu không khí mát rượi tới tận tâm can. Xa nơi đây rồi nhớ thương lắm khoảnh khắc giấy, giây phút ta chỉ lặng im đứng, lặng im nhìn mà lòng trở nên nhẹ bẫng.

 

Không khí an lành.
Không khí an lành.


Ngây ngẩn trước lòng hồ người ta thường nghĩ ngợi. Nó không phải là suy nghĩ dài rộng miên man như biển khơi, ấy là những tâm sự rất đời, rất thường diễn ra mỗi ngày ta sống. Chợt ước mơ, giá như cuộc đời ta êm đềm như sông, mênh mang gió như hồ. Tâm trạng tan đi theo dòng nước, ta quên cuộc đời để lặng ngắm hoa rơi.
 

 Nắng ở đây.
Nắng ở đây.



Nơi hồ nước lan ra cùng núi, ta thấy màu đất đỏ badan, thấy những chè, những café trĩu quả. Hóa ta, Tây Nguyên vẫn ở đây. Kia rồi, thành phố núi, đôi mắt Pleiku tràn ngập trong sương. Trong phút giây mê mẩn bởi sự bình yên, trong lành, ta cứ ngỡ mình lạc bước giữa chốn thần tiên nào đó mà không phải hoang dã của rừng.
 

 Thành phố của núi.
Thành phố của núi.


Hồ T’nưng, hạt ngọc của Pleiku nắng gió, dù thiên nhiên khắc nghiệt, dù nắng táp, dù khô cằn, nước của nơi đây chưa bao giờ cạn và thôi trong. Đến đây mùa nào ta cũng thấy trước mắt mình là không gian xanh mát, ăm ắp như lòng mẹ bao la. T’Nưng khiến người ta nhớ và yêu quá.
 

 Cuộc đời trôi bên dòng hồ thần thoại.
Cuộc đời trôi bên dòng hồ thần thoại.


Đến T’nưng một buổi chiều, lang thang trên con đường mòn, ngồi vắt vẻo trên chiếc thuyền độc mộc, ta nghe nghe người đã sống nơi đây cả một đời người kể những câu chuyện xa xôi mà gần gũi. Cuộc sống vẫn là những lắng lo, vẫn là những mưu sinh, vẫn là những vất vả. Ấy thế mà tiếng cười còn đọng trong trừng câu chữ, cuộc đời yên bình theo tiếng chim ca.
 

Nơi đây ta nghe tiếng thở cuộc đời.
Nơi đây ta nghe tiếng thở cuộc đời.


Không đi không biết, đi rồi mới thấy thêm nhiều nhớ thương. Người về rồi mà hồn còn ở lại mãi. Ngay cả trong cơn mơ giữa bão cát cuộc đời, ta nhớ về T’Nưng như dòng nước lành làm tâm hồn dịu lại. Mong trở về gặp T’Nưng, đi lang thang nơi hoang dã của rừng, nhắm mắt thấy trời và nước.

Theo mytour (Ảnh: Ngô Thành Công)

Có thể bạn quan tâm

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.
Người tốt-Việc tốt: Giáo dân tiêu biểu làng Thong Yố

Người tốt-Việc tốt: Giáo dân tiêu biểu làng Thong Yố

(GLO)- Ông Rơ Lan Đăk (làng Thong Yố, xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất cũng như tuyên truyền, vận động đồng bào theo đạo Công giáo tham gia xây dựng nông thôn mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh.

Ngôi đình “vàng” ở Pleiku

Ngôi đình “vàng” ở Pleiku

(GLO)- Đình Kế Môn (tổ 5, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã tồn tại từ hơn nửa thế kỷ trước nhưng lại khá ít người biết đến. Từ làng Kế Môn, những người thợ kim hoàn đã tỏa ra khắp mọi miền đất nước, mở rộng thị trường khiến tiếng thơm về làng vàng Kế Môn ngày một vang xa.