Những điều cần bỏ túi khi đi du lịch Pleiku-Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nói tới Du lịch Gia Lai mọi người thường nhắc tới Biển Hồ Gia Lai, thác Chín tầng và nhiều lễ hội mang đậm chất văn hóa Tây Nguyên. Thành phố trung tâm của Gia Lai là Pleiku, du khách thường tới Pleiku để nghỉ ngơi và từ đây đi tham quan du lịch khắp tỉnh. Những điều cần bỏ túi khi đến Pleiku sẽ chia sẻ và hướng dẫn chi tiết, các món ăn đặc sắc không thể bỏ qua của du khách khi tới Phố núi Pleiku - Gia Lai.

 
Thành phố Pleiku, Gia Lai.
Thành phố Pleiku, Gia Lai.

1. Đi lại ở Gia Lai – Pleiku

Để di chuyển trong thành phố Pleiku và ra các khu vực lân cận, các bạn có thể lựa chọn đi taxi, thuê ô tô (nếu đi nhóm lớn), thuê xe máy hoặc đi xe bus.


Đi Xe bus ở Gia Lai

Từ thành phố Pleiku các bạn có thể đi xe bus sang các huyện, và tỉnh khác:

– Pleiku - An Khê
– Pleiku - Kon Tum
– Pleiku - Ia Grai, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Puh, Chư Prông.

Giá vé xe bus từ 10 đồng đến 35.000 đồng tùy tuyến, bắt xe tại các trạm xe bus trên đường Trần Phú và Hùng Vương.

* Lựa chọn Taxi

Ở Pleiku có một vài hãng Taxi như:


 

– Mai Linh: 059 3717979
– Hùng Nhân: 059 3717171
– Huy Hoàng: 059 3757575
– Phú Quý: 059 3872777
– Tre Xanh: 059 3716666

Các hãng taxi đều có giá gần như nhau, không chênh lệch nhiều và taxi đỗ nhiều ở khu vực trung tâm, du khách có thể gọi ngay mà không cần gọi điện thoại tới hãng. Khi đi tới những khu vực xa thành phố các bạn nên hỏi trước thông tin, thỏa thuận về giá cả, các loại phí nếu có với tài xế. Nên hỏi thông tin trước ở hãng xe để tránh bị tính nhiều loại phí hơn mức quy định.

2. Thuê xe ô tô và xe máy

 

Thuê
Các khách sạn ở Pleiku thường đều có dịch vụ cho thuê xe máy.

Nếu các du khách đi một nhóm bạn nên thuê xe ô tô để di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đối với ô tô, tốt nhất, các bạn hỏi thuê ngay tại khách sạn mình ở. Hầu hết các khách sạn đều có liên kết với một công ty cho thuê xe du lịch và họ sẽ phục vụ bạn một cách nhiệt tình. Các khách sạn ở Pleiku thường đều có dịch vụ cho thuê xe máy, giá khoảng 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày tùy loại xe, xăng tự đổ. Dịch vụ thuê xe máy ở Pleiku cũng phổ biến nên dân du lịch bụi thường đến Pleiku và thuê xe máy di chuyển sang các huyện, các tỉnh lân cận.

3. Ăn uống ở Pleiku

Do có nhiều thời gian ở Pleiku hơn và có cả người quen dẫn đi thưởng thức mấy món ăn Pleiku nên thấy Pleiku có nhiều món ăn hấp dẫn.

 

Phở khô ở Tàu Lý đường Trần Phú, TP. Pleiku giá 35.000 đồng, ăn cũng ngon, lạ nhưng hơi nhiều. Bánh xèo bà Tám ở ngã tư Trần Bình Trọng với Lê Hồng Phong, bún thịt nướng trên đường Nguyễn Trãi, bún cua ở Chợ Nhỏ… Nhưng du khách thấy thú vị nhất là ăn vặt vào buổi tối ở khu chợ trung tâm. Các hàng đồ nướng, bánh xèo, bắp nướng, bánh bao, chè… ở vỉa hè với giá cả vô cùng hấp dẫn. Vào buổi tối, du khách thưởng thức những món chè ở quanh địa điểm trên, giá chỉ có 5.000 đồng/ly và chè loại nào cũng được cho thêm đậu rang nên ăn có vị thơm thơm, bùi bùi, rất hấp dẫn. Buổi tối ở Pleiku cũng có vẻ tấp nập hơn, thanh niên ở đây cũng hay ngồi cà phê, quán xá hoặc dạo công viên… Nếu các du khách không thích ăn vặt có thể thử cảm giác nhìn thành phố lên đèn từ tầng 12 của Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai.
 

có thể thử cảm giác nhìn thành phố lên đèn từ tầng 12 của khách sạn Hoàng Anh Gia Lai.
Du khách có thể thử cảm giác nhìn thành phố lên đèn từ tầng 12 của khách sạn Hoàng Anh Gia Lai.

Đến Pleiku tất nhiên không thể không thưởng thức cà phê. Các bạn có thể ghé Thiên Trúc trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Trâm trên đường Wừu, Emery trên đường Hai Bà Trưng… Đôi khi du khách không vào những quán nổi tiếng, mà thường gặp được quán nào trên đường thì rẽ vào, giá rẻ, chỗ ngồi đẹp mà cũng chỉ khoảng 15.000 đồng/ly. Nhiều người Pleiku nói rằng uống cà phê phải uống buổi sáng sớm mới đúng “phong cách Pleiku”.
 

Cà phê “phong cách Pleiku” nếu du khách vào buổi sáng sớm.
Cà phê “phong cách Pleiku” nếu du khách thưởng thức vào buổi sáng sớm. Ảnh: P.K

5. Lưu ý khi đi Du lịch Gia Lai

Khi đi lại bằng xe máy hoặc ô tô tự lái tại khu vực này các bạn cần tuân thủ theo các luật lệ giao thông, đặc biệt là quy định về tốc độ. Ở các khu vực đầu vào thành phố hay trung tâm huyện thường có cảnh sát giao thông bắn tốc độ.

Hệ thống biển chỉ đường ở Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung nhiều khi gây nhầm lẫn cho mọi người nên khi rẽ vào đường ngang các bạn cứ dò hỏi thêm người dân nơi đây.

Người dân Phố núi Pleiku nói chung là thân thiện, nếu hỏi đường họ sẽ rất nhiệt tình hướng dẫn cho các bạn nhưng để đề phòng những trường hợp xấu nhất, các bạn cũng nên tham khảo cung đường trước bằng google maps hoặc bản đồ.

Nếu đi Gia Lai vào mùa mưa, các bạn nên chuẩn bị kỹ càng áo mưa, giày dép thuận tiện và tránh đi vào những khu vực suối, thác vì thời điểm này thác nước chảy xiết, đá trơn, đường mòn bùn đất, lầy lội, rất nguy hiểm cho việc di chuyển.

Du khách cũng nên mang theo áo khoác mỏng vì sáng sớm và tối muộn ở đây cũng lạnh hơn so với ban ngày.

Điện Tử (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.