Phát hiện hài cốt thiếu nữ là con lai giữa 2 loài khác nhau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thiếu nữ 13 tuổi ra đời từ 50.000 năm trước được gọi là "đứa trẻ tình yêu", là con lai của 2 loài Neanderthal và Denisovan đã tuyệt chủng, cùng thuộc chi Người.

Các nhà khảo cổ đang làm việc trong hang động - ảnh: SWNS
Các nhà khảo cổ đang làm việc trong hang động - ảnh: SWNS



Một nhóm khảo cổ đa quốc gia vừa khai quật và nghiên cứu thành công các mảnh xương của một thiếu nữ 13 tuổi được tìm thấy trong một hang động cổ đại ở Siberia (Nga).

Trong bài công bố trên tạp chí Nature, họ khẳng định đã tìm thấy một đứa con lai thực sự giữa 2 loài khác nhau thuộc chi Người. Đây là bằng chứng trực tiếp và quan trọng để chứng minh lý thuyết có từ lâu về những con người lai.

Dù được gọi chung chung là "người", nhưng thực ra loài Người hiện đại hay Người tinh khôn (Homo Sapiens) chúng ta chỉ là một loài thuộc chi Người (Homo) rộng lớn. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta lại thống trị chi Người bởi chúng ta là loài duy nhất thuộc chi này còn sống sót.

Thiếu nữ vừa được tìm thấy là một người họ hàng xa của chúng ta. Kết quả giám định DNA cho thấy cô có cha thuộc loài Denisovan và mẹ thuộc loài Neanderthal – 2 loài người cổ đại đã tuyệt chủng.


 

Rất nhiều nhà khoa học từ nhiều quốc gia tham gia khai quật - Ảnh: MPI-EVA
Rất nhiều nhà khoa học từ nhiều quốc gia tham gia khai quật - Ảnh: MPI-EVA
 Các mảnh xương được sắp xếp lại - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Các mảnh xương được sắp xếp lại - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
 Một số mảnh xương được khai quật - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Một số mảnh xương được khai quật - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp



Cha mẹ của thiếu nữ cùng với giống loài của họ đã di cư đến miền đất này từ rất lâu trước đó, người Neanderthal chủ yếu cư ngụ ở phía Tây, người Denisovans ở phía Đông. Trên đường di cư sang phía Đông, người Neanderthal đã gặp người Denisovans và có thể là cả tổ tiên của chúng ta – Người hiện đại. Đó có thể là điều kiện đẫn đến tình yêu dị chủng giữa cha và mẹ thiếu nữ.

Theo dấu DNA, người ta còn nhận thấy người cha Denisovans của cô có một tổ tiên cách xa nhiều đời là người Neanderthal; còn mẹ cô gái thì có nguồn gốc từ nhóm Neanderthal sống ở Tây Âu. Các bằng chứng khác cho thấy 2 nhóm người này đã tồn tại cho đến 40.000 năm về trước.


 

Khu vực tìm thấy hang động -
Khu vực tìm thấy hang động - "ngôi nhà hạnh phúc" của cặp đôi khác loài - ảnh: MPI-EVA



Viviane Slon, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck (MPI-EVA, ở Leipzig, Đức), cho biết: "Những nghiên cứu trước cho biết người Neanderthal và Denisovans hẳn từng có con cùng nhau. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ chúng tôi sẽ may mắn như vậy: tìm được một đứa con lai thực sự giữa hai loài".

 

 Tượng sáp một người Neanderthal trong bảo tàng - ảnh: PA
Tượng sáp một người Neanderthal trong bảo tàng - ảnh: PA
 Ảnh đồ họa miêu tả người Denisovans
Ảnh đồ họa miêu tả người Denisovans



Dựa trên bằng chứng hóa thạch của các loài thuộc chi Người, nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy các loài này từng có sự giao phối lẫn lộn với nhau. DNA của người châu Phi hiện đại cho thấy họ thừa hưởng một tỉ lệ nhỏ DNA của người Neanderthal. Một số quần thể người châu Phi khác lại mang một ít DNA của người Denisovans đến từ châu Á. Điều này có nghĩa chính người Homo Sapiens chúng ta đã từng có các cuộc hôn phối với những loài người khác.

 

Vị trí phát hiện hang động. Theo phân tích, hang động thuộc về giống loài của người cha - ảnh: DAILY MAIL
Vị trí phát hiện hang động. Theo phân tích, hang động thuộc về giống loài của người cha - ảnh: DAILY MAIL



Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm được một đứa con lai 50-50 trực tiếp giữa 2 loài người. Bence Viola, thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Toronto (Canada), cho biết phần hài cốt được tìm thấy là những mảnh thuộc về các đoạn xương dài, nhờ đó họ có thể ước tính tuổi của cô gái là khoảng 13 hoặc hơn một ít.
 

A. Thư (BBC, Independent, Daily Mail, nld)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.