Hé mở hy vọng tìm thấy xác ướp vợ Vua Ai Cập Tutankhamun

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà Ai Cập học mới đây thông báo có thể đã tìm thấy phòng chôn xác xướp của Ankhesenamun, vợ vị vua trẻ thời cổ đại Tutankhamun (Vua Tut), ở Thung lũng các vị Vua. Giới khảo cổ kỳ vọng nếu đúng, xác ướp sẽ góp phần "giải mã" kết cục số phận của Ankhesenamun, người bỗng nhiên biến mất khỏi các tư liệu lịch sử sau cuộc hôn nhân thứ 2.

Vua Tut lên ngôi năm 10 tuổi, khoảng năm 1332 trước Công nguyên và kết hôn với Ankhesenpaaten (sau đó đổi tên thành Ankhesenamun), chị hoặc em cùng cha khác mẹ với ông trong cùng năm này. Tuy nhiên, ông chỉ trị vì được 9 năm, khoảng năm 1327 trước Công nguyên thì đột ngột qua đời.

Ankhesenamun sau đó đã đã kết hôn với Ay, một cận thần của chồng mình, và Ay trở thành vị vua tiếp theo. Tuy nhiên sau đó, bà Ankhesenamun đã biến mất khỏi các ghi chép lịch sử và người vợ thứ hai của Ay là Tey đã trở thành hoàng hậu. Vua Ay đã cai trị Ai Cập từ năm 1327 đến năm 1323 trước Công nguyên.


 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Căn phòng chôn xác ướp mới được phát hiện nằm gần mộ của Vua Ay ở Thung lũng các vị Vua. Hiện nhóm nghiên cứu của nhà khảo cổ nổi tiếng thế giới, cựu Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Zahi Hawass đang tìm hiểu căn phòng mới này nhằm xác định xác ướp bên trong là ai. Trả lời LiveScience, ông Hawass cho biết: "Chúng tôi tin chắc có một ngôi mộ ở đây, song không biết ai nằm trong đó."

Thung lũng các vị Vua tọa lạc ở Thượng Ai Cập là một trong những điểm thu hút du lịch chính của Ai Cập, cùng quần thể kim tự tháp Giza. Phần lớn các vị vua Ai Cập triều đại thứ 18 đến 20, từ năm 1550 đến năm 1069 trước Công nguyên, được chôn cất trong các lăng mộ tại đây, được xây dựng bằng những đá tảng khai thác trong vùng này. Tại đây, lăng mộ nổi tiếng nhất là của Vua Tut, được nhà khảo cổ Anh Howard Carter phát hiện hồi năm 1922. Ngôi mộ này còn khá nguyên vẹn và vẫn là ngôi mộ hoàng gia Ai Cập cổ đại hoàn chỉnh nhất được tìm thấy.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.