Chạy thi với người, khủng long bạo chúa cũng "chào thua"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khủng long bạo chúa nổi tiếng là cỗ máy săn mồi khét tiếng nhất thời tiền sử nhưng cũng không thể đuổi kịp con người.

Khủng long bạo chúa là cỗ máy săn mồi khét tiếng nhất thời tiền sử.
Khủng long bạo chúa là cỗ máy săn mồi khét tiếng nhất thời tiền sử.


Theo Telegraph, khủng long bạo chúa (T-rex) từng được cho là có thể chạy nhanh tới 72 km/giờ. Nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học Đức lại cho thấy điều ngược lại.

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học Leipzig kết luận rằng, khủng long bạo chúa quá to lớn để có thể đạt tốc độ nhanh. Nó chỉ chạy được khoảng 25 km/giờ.

Con số này nhỉnh hơn vận tốc trung bình của con người khoảng 1,5 km/giờ và kém người chạy nhanh nhất hành tinh, Usain Bolt gần 18 km/giờ.

Nhưng rõ ràng là khủng long bạo chúa không thể chạy đến mức đuổi kịp xe hơi như trong bộ phim Công viên kỷ Jura

Đánh giá của các nhà khoa học Đức dựa trên thống kê về 500 loài, từ động vật nhuyễn thể đến cá voi, nhằm xác minh ảnh hưởng của kích thước đối với tốc độ.

 

Con người hoàn toàn có thể chạy thoát khỏi khủng long, theo các nhà khoa học.
Con người hoàn toàn có thể chạy thoát khỏi khủng long, theo các nhà khoa học.


"Các nhà cổ sinh vật học từ lâu đã tranh luận về tốc độ tiềm năng của các loài khủng long và chim lớn trong các hệ sinh thái cũ", tiến sĩ Myriam Hirt, nhà động vật học tại trung tâm Leipzig nói. "Kết luận của chúng tôi phù hợp với các giả thuyết trước cho rằng T-rex có thể chỉ là loài chạy chậm".

Lý do bởi động vật có kích thước lớn chỉ tăng tốc được trong khoảng thời gian ngắn khi đến điểm tới hạn của cơ thể. Trong giai đoạn tăng tốc, các cơ hoạt động không có oxy và sử dụng năng lượng dự trữ chỉ ở mức hữu hạn.

"Nói một cách đơn giản, các động vật lớn dùng hết năng lượng dự trữ trước khi đạt được vận tốc cực đại", Hirt nói. Theo nghiên cứu, vận tốc tối đa giảm nhanh khi các loài vượt ngưỡng cơ thể trung bình.

“Trên thực tế, các loài động vật chạy nhanh nhất hay bơi giỏi nhất như báo Cheetah hoặc cá kiếm đều có kích thước trung bình".

Như vậy, nếu có cơ hội đụng độ phải loài khủng long bạo chúa thời tiền sử, con người chỉ cần bỏ chạy thật nhanh là có thể trốn thoát.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.