Phát hiện "cá không mặt" dưới đáy biển sâu ở Australia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học Australia vừa thông báo đã phát hiện hàng chục loài sinh vật chưa từng biết đến ẩn náu dưới đáy biển sâu, trong đó có loài "cá không mặt".

(Nguồn: abc.net.au)
(Nguồn: abc.net.au)



Cuộc nghiên cứu trên do Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp khối Thịnh vượng chung (CSIRO) thực hiện dưới đáy biển sâu ngoài khơi bờ biển Tasmania của Australia.

Các nhà khoa học đã sử dụng máy quay phim dưới nước để ghi lại những hình ảnh đầu tiên về cuộc sống dưới đáy biển ở độ sâu khoảng hơn 4.000 mét.

Các nhà khoa học cho biết qua những thước phim ghi lại được, họ đã phát hiện ra những sinh vật kỳ quái, hiếm có hay chưa từng biết đến tại vùng biển của Australia, trong đó có loài "cá không mặt".

Loài cá này có mũi, miệng, nhưng lại không có mặt. Ngoài ra, loài cá này có mắt nhưng dường như chúng ta lại không thể nhìn thấy mắt của chúng.

Trong lịch sử, loài cá không mặt cũng từng được được ghi chép lại vào năm 1870, sau đó loài cá này được cho là đã tuyệt chủng.

Theo Trưởng nhóm nghiên cứu Tim O'Hara, những dữ liệu thu được tại khu vực đáy biển sâu về phía Đông, nơi không hề có ánh sáng và rất lạnh (với nhiệt độ khoảng 1 độ C), được sử dụng để thiết lập hải đồ về biến đổi khí hậu.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.