Đường dẫn nước dài bằng khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mạng lưới đường hầm dẫn nước ngầm trải dài hàng trăm nghìn km dưới sa mạc Iran để phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt.
 

Qanat, công trình dẫn nước ngầm 3.000 năm tuổi do người Iran cổ đại xây dựng trên sa mạc, là mạng lưới dẫn nước có tổng chiều dài lớn nhất thế giới, gần bằng khoảng cách 384.400 km từ Trái Đất đến Mặt Trăng, theo National Geographic.

Khi quan sát từ trên cao, công trình chỉ hiện diện dưới dạng một loạt hố sâu trên bề mặt sa mạc khô cằn. Nhưng ở độ sâu 30 m bên dưới hố, hệ thống đường dẫn nước hẹp đưa nước từ tầng nước ngầm ở xa đến các trang trại và làng mạc.

Bắt đầu từ thời Đồ Sắt, cư dân cổ đại tiến hành khảo sát nguồn nước ở chỗ cao, thường là thượng nguồn sông hoặc hồ trong hang động. Sau khi tìm ra, họ sẽ đào những đường hầm dài dốc thoải để dẫn nước tới nơi cần thiết.

Các hố nhìn thấy được trên mặt đất là những ống thông khí, dùng để đưa đất cát ra và cung cấp oxy cho những công nhân đào qanat bằng tay bên dưới. Cuối cùng, hệ thống đường hầm được dẫn lộ thiên, tạo nên những ốc đảo xanh tươi.

Xây dựng qanat là một công việc vất vả, đòi hỏi độ chính xác cao. Góc của đường dẫn phải đủ nghiêng để nước có thể chảy mà không bị ứ đọng, nhưng nếu quá dốc, nước chảy nhanh mạnh sẽ gây xói mòn và làm sập đường hầm.

Sau khi hoàn thành, các đường hầm cần được bảo trì hàng năm. Dù công việc đào hầm rất khó khăn, hệ thống đường dẫn này cho phép phát triển nông nghiệp trên sa mạc cằn cỗi.

Công nghệ đào hầm qanat lan truyền thông qua hoạt động thương mại trên Con đường Tơ lụa và các cuộc chinh phạt của người Hồi giáo. Ngày nay, có thể tìm thấy Qanat ở những nơi xa xôi như Morocco và Tây Ban Nha.

Nhiều qanat vẫn còn được sử dụng trên khắp Iran ngày nay. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận những qanat Ba Tư là Di sản thế giới.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.