Bí ẩn những chiếc "đèn thần" trong cổ mộ cháy hàng ngàn năm không tắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bao đời nay, bí ẩn về những ngọn đèn ngàn năm không tắt được tìm thấy trong những ngôi đền, mộ cổ tại nhiều quốc gia vẫn là ẩn số khó giải với toàn nhân loại.

Năm 527, vào thời gian đế quốc Đông La Mã thống trị Syria, các binh sĩ đã phát hiện ra trong một hốc tường tồn tại một ngọn đèn được che bằng chiếc chụp rất tinh xảo. Theo sử sách, ngọn đèn này được thắp từ năm 57, có nghĩa là ngọn đèn đã cháy sáng suốt gần 500 năm.

 

Bí ẩn những ngọn đèn trong cổ mộ cháy hàng ngàn năm không tắt.
Bí ẩn những ngọn đèn trong cổ mộ cháy hàng ngàn năm không tắt.

Một ngọn đèn khác nằm trên cửa đền thờ thần mặt trời tại Ai Cập cũng được các nhà sử học Hy Lạp ghi chép lại. Ngọn đèn không dùng bất cứ nhiên liệu gì mà vẫn cháy sáng hàng thế kỷ, bất chấp sự tác động của mưa gió.

Ngọn đèn nhiều tuổi nhất được phát hiện vào những năm 1400, trong mộ phần của Pallas, con trai vua Evandra thời La Mã cổ đại. Như vậy, ngọn đèn này tính đến nay đã cháy sáng trong thời gian hơn... 2.600 năm. Đến nay, các nhà khoa học chưa thể có được câu trả lời chính xác cho loại hóa chất đen kỳ lạ đó.

Năm 1534, đội quân của vua Henry VIII xông vào giáo đường Anh, giải tán các đoàn thể tôn giáo và khai quật rất nhiều ngôi mộ. Khi đào bới mộ phần của cha hoàng đế La Mã Constantin tại Yorkshire, họ phát hiện ra một ngọn đèn đang cháy sáng. Cha của vị vua này mất vào năm 300, cũng có nghĩa, ngọn đèn được tìm thấy đã có "tuổi thọ" lên đến hơn 1.200 năm tuổi? Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều những ngọn đèn ngàn năm không tắt.

Các ghi chép cho thấy, khắp các nơi trên thế giới đều có hiện tượng kỳ bí này, điển hình là tại những quốc gia, khu vực có các nền văn minh cổ xưa như Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập... Điều kỳ lạ là những ngọn đèn bí ẩn này không được để ý bảo quản và giữ gìn cho đời sau. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời bấy giờ, những ngọn đèn vĩnh cửu nhiều vô kể, không cần thiết phải giữ gìn nên họ không có các biện pháp bảo quản những phát hiện "để đời" này.

Theo các ghi chép, trên thực tế, người cổ đại cũng có nghĩ đến việc bảo quản những ngọn đèn này, nhưng lạ lùng thay, ít lâu sau khi được tìm ra, chúng nhanh chóng bị phá hủy bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Phải chăng thứ ánh sáng vĩnh cửu ấy có liên quan đến kim loại? Đó vẫn chỉ là phán đoán tạm thời của các nhà khoa học. Những ngọn đèn vĩnh cửu vẫn tiếp tục âm ỉ cháy đâu đó trong các mộ cổ chưa được khai quật nhưng để tìm lại loại đèn ấy cần mất một thời gian rất dài nữa và hoàn toàn dựa vào sự may mắn của các nhà khảo cổ. Chỉ có điều chắc chắn nhất là công nghệ để tạo nên chúng giờ đã thất truyền, khiến con người của xã hội hiện đại không thể lý giải về chúng.

Theo vietq.vn

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.