Cân bằng giữa phát triển kinh tế số và chính sách an ninh mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bà Ping Kinikone, Đại sứ Canada tại Việt Nam khuyến nghị, Việt Nam cần tìm điểm cân bằng giữa phát triển kinh tế số với áp dụng các chính sách an ninh mạng.
 

Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc phát triển kinh tế số còn phải chú trọng tới an toàn thông tin.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc phát triển kinh tế số còn phải chú trọng tới an toàn thông tin.

Phát biểu tại tọa đàm Kinh tế số và chính sách an ninh mạng Việt Nam do Hội truyền thông số tổ chức ngày 29-3 tại Hà Nội, bà Ping Kitnikone cho biết, nền kinh tế số cung cấp rất nhiều lợi ích khác nhau nhưng cũng mang đến nhiều thách thức.

Theo bà, tại Canada, những cuộc tấn công mạng lớn nhất thường diễn ra vào ban đêm. Số liệu của Phòng Thương mại Canada cho thấy 71% tấn công mạng trong khoảng 2 năm gần đây có “đích đến” là doanh nghiệp.

Do đó, bà Ping Kitnikone cho rằng, trong bối cảnh thúc đẩy kinh tế số trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần nỗ lực để thúc đẩy, tối ưu hóa nguồn lực này nhưng phải quan tâm đến vấn đề an ninh mạng.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng (Chủ tịch Hội truyền thông số) nhận định, bên cạnh lợi ích to lớn, những thành tựu công nghệ thông tin, dịch vụ, ứng dụng trên không gian mạng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Báo cáo của Hội truyền thông số cũng chỉ ra sáu rủi ro mà người dùng Việt Nam đang phải đối mặt là rủi ro đến từ mạng xã hội; mã hóa dữ liệu; điện toán đám mây, dữ liệu lớn; Internet vạn vật và thiết bị riêng…

Ông Hồng cho rằng, hội thảo này là nơi để chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ, phát triển kinh tế số cũng như nhận diện rõ những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Trên cơ sở đó, hội sẽ đề xuất những sáng kiến, giải pháp để phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Minh Châu/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.
Mạng 5G và xu hướng phát triển các sản phẩm trên nền tảng viễn thông công nghệ cao

Mạng 5G và xu hướng phát triển các sản phẩm trên nền tảng viễn thông công nghệ cao

Chiều 12/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG tại Việt Nam phối hợp với Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về nhà mạng, nhà cung cấp băng thông rộng di động và điện toán đám mây thế giới năm 2024.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.