Ra mắt bộ tản văn truyền cảm hứng lên đường theo dọc dài đất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân dịp xuân mới, NXB Kim Đồng ra mắt bộ tản văn lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của các vùng miền trải dọc dài đất nước. Bộ sách gồm 5 cuốn: Cầm tay Hà Nội, Đi giữa mùa mây, Căn cước xứ mưa, Mùa đi trên những mái rêu và Tình phố bên đồi; mang đến cảm hứng lên đường dành cho những bước chân son trẻ, những trái tim đầy xúc cảm.

Bộ tản văn Cầm tay Hà Nội, Đi giữa mùa mây, Căn cước xứ mưa, Mùa đi trên những mái rêu và Tình phố bên đồi là bộ sách tươi trẻ sống động được thể hiện bằng ngôn từ tinh tế, đầy cảm xúc của các tác giả trẻ ham đi, nhiều trải nghiệm và có vốn sâu về văn hóa, lịch sử của các vùng đất.

Đặc biệt, bộ tản văn còn tặng thêm cho độc giả những thông tin thú vị mà phải cỡ “ma xó” nơi đấy mới biết, điều mà bất cứ người ham xê dịch, các bạn trẻ muốn “check in” đều tò mò để “đi guốc vào bụng” Hà Nội, Tây Bắc, Huế, Hội An và Đà Lạt. Đây thực sự là bộ sách tích hợp giữa văn chương, cẩm nang du lịch và mĩ thuật với những minh họa mới mẻ giàu khơi gợi.

Cầm tay Hà Nội kể cho bạn nghe câu chuyện của cô gái sinh ra và lớn lên ngay giữa lòng Hà Nội. Cô chứng kiến thành phố đổi thay qua biết bao mùa.

Hà Nội cũng ở bên cô qua biết bao biến chuyển cuộc đời một cô gái trẻ. Cầm tay nhau, con người và vùng đất có sự khắng khít không rời.

Tác giả Khúc Cẩm Huyên cho rằng: “Hà Nội giống như một cô gái, lúc dịu hiền mong manh như sương sớm, khi lại giận hờn khó đoán như trời sắp bão giông. Ấy thế mà ai đã đến, đã từng “cầm tay” Hà Nội một lần thì thật khó lòng không yêu”.

Từng bài viết trong quyển sách sẽ kể cho bạn đọc nghe về con người Hà Nội, văn hóa Hà Nội, phong cách Hà Nội, để bạn hiểu hơn vùng đất ngàn năm văn hiến mà cũng vô cùng hiện đại này.

 
Bộ tản văn gồm 5 cuốn:
Bộ tản văn gồm 5 cuốn: "Cầm tay Hà Nội", "Đi giữa mùa mây", "Căn cước xứ mưa", "Mùa đi trên những mái rêu" và "Thành phố bên đồi" mang đến cảm hứng lên đường theo dọc dài đất nước.



Ngược lên Tây Bắc, với Đi giữa mùa mây là những trải nghiệm chân thực của tác giả Nguyễn Hạnh Hà My. Cô gửi lại vùng cao ấy những tháng năm thanh xuân, những câu chuyện tình bạn, tình yêu, những dại khờ tuổi trẻ.

Qua lời kể dịu dàng lãng đãng như mây trời, Đi giữa mùa mây mời bạn đọc dạo bước vào một vùng đất vừa quen vừa lạ. Quen, vì vẫn tràn đầy khung cảnh, văn hóa, con người Tây Bắc, khơi gợi cảm hứng khám phá. Lạ, vì tất cả những điều ấy đều được nhìn qua lăng kính độc đáo, đầy ắp yêu thương. Vì thế, tập sách này không chỉ là trải nghiệm du lịch, mà còn là hành trình trưởng thành.

Đi vào miền Trung, bằng kiến thức được tích lũy, bằng tình yêu của người con dành cho xứ sở, bằng góc nhìn mang tinh thần khám phá của người trẻ, tác giả Lê Vũ Trường Giang mang đến cho bạn một Huế đậm đặc chất thơ trong Căn cước xứ mưa.

Theo các nhà nghiên cứu về Huế, tên gọi đất Thần Kinh do hai từ kinh đô và thần bí ghép lại. Có nhiều cách biện giải khi khoác cụm từ kinh đô thần bí lên Huế - xứ sở của thơ và nhạc, của đẹp và mơ.

Và Căn cước xứ mưa chính là một trong những mạch giải thích đầy quyến rũ. Theo hành trình của ngòi bút, Lê Vũ Trường Giang phác nên diện mạo một vùng văn hóa lịch sử, chia sẻ rất nhiều thông tin lí thú cho những ai đã, đang và sắp du ngoạn đến miền đất này.


 

 Các tác giả của bộ sách: Khúc Cẩm Huyền, Nguyễn Hà Hạnh My, Lê Vũ Trương Giang, Nguyễn Thị Anh Đào và Nguyên An (từ trái qua).
Các tác giả của bộ sách: Khúc Cẩm Huyền, Nguyễn Hà Hạnh My, Lê Vũ Trương Giang, Nguyễn Thị Anh Đào và Nguyên An (từ trái qua).



Sau Huế là Hội An, nơi để bạn tin rằng có thể sống cùng lúc nhiều lớp thời gian, giữa miền quá khứ cổ tích lẫn hiện tại sôi động. Từng góc phố, từng mái nhà, từng món ăn, từng sản vật kì thú được gọi tên trong Mùa đi trên những mái rêu sẽ cho bạn những hình dung đầy đặn về một Hội An huyền thoại.

Hơn thế nữa, vì Hội An nhỏ mà sâu, thấu hiểu Hội An đôi khi cần cả một chặng đường dài, nên những trang viết tinh tế, đầy ắp chất thơ của Nguyễn Thị Anh Đào có thể xem như một gợi mở, để bạn bắt đầu hành trình yêu thương và khám phá của riêng mình.

Bộ sách khép lại với Tình phố bên đồi, thành phố cao nguyên Đà Lạt. Xứ lạnh độc đáo giữa cao nguyên nóng ấm, nơi du khách tìm về tạm lánh khỏi ồn ào phố thị, nơi khơi dậy cảm hứng cho tao nhân mặc khách, và được biết đến nhiều hơn cả, là thành phố lãng mạn của tình yêu.

Bằng tình yêu của người con Đà Lạt, tác giả Nguyên An không chỉ giới thiệu mà còn khắc họa linh hồn thành phố từng trang viết. Đọc để cảm nhận phố núi với những nét rất riêng: Có cảnh sắc thiên nhiên hút hồn, có các địa danh với thông tin lí thú, có cả những trải nghiệm chân thành gần gũi tuổi đôi mươi. Để cuối cùng, điều bạn tìm thấy là nỗi thôi thúc được tự mình ghé thăm thành phố trong sương, tự mình nghe những con phố kể, những ngọn đồi hát, và hỏi lòng đã yêu nơi đây tự bao giờ.

QUỲNH YÊN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...