Lời của trái tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đám sinh viên tỏ vẻ ngạc nhiên khi vị giảng viên, đồng thời là một họa sĩ có tiếng dẫn người mẫu mới tới. Mẫu lần này là một cô gái tầm ngoài hai mươi, da trắng, mắt tròn, buồn rười rượi. Những người mẫu nuy chẳng cần nhan sắc, dáng chuẩn, chỉ cần chịu khó ngồi im suốt buổi.
Bỏ qua những tiếng xì xào, Huệ trút bỏ bộ quần áo. Khựng lại chừng ba phút sau bức rèm, cô thấy sự ngại ngần không biết từ đâu ùa lại. Định mặc áo quần trở lại nhưng khi nghe những âm thanh bên ngoài đã tắt hẳn, nhường sự im lặng tuyệt đối, cô bắt đầu lấy lại tinh thần. Huệ đẩy tấm rèm ra, khoác vội mảnh khăn voan đã cũ, bước nhanh như chạy lại ghế ngồi. Khi cô buông tay cho chiếc khăn rơi xuống đất, xung quanh là sự im lặng đến nghẹt thở, nghe rõ cả tiếng những nét vẽ chạy soàn soạt trên giấy. Một tiếng ngồi im làm mẫu, Huệ nhận được hai mươi ngàn đồng. Sẽ không ai biết gì về cô dẫu chỉ là cái tên. Cô còn được học vẽ miễn phí… Khi người họa sĩ già đảm bảo những điều ấy, Huệ gật đầu.
Từ lâu, Huệ đã quen với chuyện buồn. Ba mẹ Huệ bỏ quê đi làm ăn xa, nhiều năm không về. Bà nội coi mấy chị em như một gánh nợ. Huệ vừa bước qua tuổi 18, bà đã gả tống gả tháo cho một người quen sơ sơ trên thành phố, chỉ cốt bớt một miệng ăn. Nhà chồng Huệ giàu có. Bà nội hỉ hả tuyên bố khắp làng: “Nhờ tao ăn ở có đức mà con bé đổi đời”. Thực chất, Huệ chỉ đổi từ cái khổ này qua cái khổ khác. Vào nhà giàu keo kiệt còn cực hơn trâu. Mọi người nhìn Huệ bằng ánh mắt dành cho một người làm. Có lúc ngập chìm trong công việc, Huệ cãi mẹ chồng: “Con về đây làm vợ, làm dâu, có phải làm ô sin đâu” thì ngay lập tức, cú giáng từ tay chồng cô đáp thẳng xuống mặt. Cú giáng ấy, theo chồng Huệ là: “Để dạy cho biết cách làm vợ hiền, dâu thảo trong một gia đình lễ giáo”.
  Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
*
*      *
Trong nhà kho có rất nhiều tranh sơn dầu. Bố chồng cô vốn là một họa sĩ nổi tiếng. Một đời ông gắn với những gam màu, những toan vẽ, để rồi gục ngã bên giá vẽ khi chưa quá nửa đời người.
Ông họa sĩ già đưa Huệ về làm mẫu nuy vốn là bạn thân của bố chồng cô. Thi thoảng ông vẫn ghé nhà, ngồi bên cạnh người bạn đang sống đời thực vật hàng giờ. Có khi ông kể chuyện này tới chuyện kia, tự cười một mình thích thú. Có khi ông đặt trước mắt bố Huệ bức tranh còn chưa khô, mùi sơn dầu hăng hăng rồi lặng im nhìn như thể cả hai đang cùng thưởng thức. Trong khi ngồi trò chuyện với bạn mình, ông vẫn nhìn theo Huệ đang vật vờ như cái bóng lúc đi đổ bô cho bố chồng, lau nhà dọn cửa…
Có một lần, Huệ mải ngồi trong kho xem tranh, quên giờ đón con. Khi cánh cửa nhà kho ken két mở ra, Huệ mới giật mình nhận ra trời đã tối. Những cú tát tai nảy lửa của chồng khiến Huệ ngã xô vào những bức tranh. Những sắc màu cuồng điên nhảy múa.
- Cô phải biết mình là ai chứ? Đến con còn không biết đi đón, bày đặt xem tranh-giọng chồng cô vang lên cộc cằn.
Đó là giọt nước tràn ly khiến Huệ quyết định bước ra khỏi nhà chồng, chấp nhận tay trắng, chấp nhận mất luôn quyền nuôi con, chỉ được trở lại là mình.
Công việc người mẫu nuy đến với Huệ tình cờ như vậy. Ban ngày, cô theo người họa sĩ già lên trường ngồi làm mẫu. Tối, ông nhường cho Huệ một căn phòng nhỏ trong nhà. Tranh thủ tuần vài buổi, ông dạy Huệ những bài họa căn bản.
*
*      *
Ông họa sĩ già và Huệ dần dà có được sự thân tình như cha và con. Ông bảo, ông rất bất ngờ khi một cô gái trình độ chưa hết lớp 9 lại có năng khiếu hội họa như Huệ. Ông giục cô học song song một lớp bổ túc văn hóa cùng việc học vẽ ở nhà.
Điều lạ nhất từ trước tới giờ mà Huệ biết có lẽ là công việc chính của ông họa sĩ này. Ông mở lớp học vẽ ở nhà. Học trò ông là những quý ông, quý bà thành đạt có đam mê hội họa. Đam mê đến đâu không rõ nhưng dám chi cả trăm triệu đồng chỉ để học những bài vẽ đơn giản. Sau đó khoảng ba, bốn tháng đến nửa năm, ông sẽ vẽ chừng hai chục bức tranh sơn dầu đủ các thể loại, đề tài. Những bức tranh ấy ông thường không ký tên phía dưới như thông lệ mà để chính những quý ông, quý bà lắm của ký tên vào. Sau khi triển lãm của họ thành công tốt đẹp, khoảng trăm triệu nữa sẽ lọt vào túi ông.
Học trò mới tới sáng nay là chủ một tiệm kim hoàn nổi tiếng. Ông họa sĩ bảo Huệ thôi không làm mẫu nuy trên trường nữa. Cực khổ vậy đủ rồi. Những gì muốn học cũng học đủ rồi. Ông yêu cầu Huệ bắt tay vào vẽ tranh thô, ông chỉ làm nhiệm vụ chỉnh sửa lại. Những bức vẽ hoa lá, phong cảnh, chim chóc đơn giản, ông khoán luôn cho Huệ vẽ. Không ai trong số học trò thành đạt của ông nhận ra bức nào là của cô thư ký, bức nào của thầy mình. Miễn rằng có tranh triển lãm và treo tường nhà, tường công ty với cái tên của họ đề trang trọng trên đó, vậy là đủ.
Ngày Huệ đến dự triển lãm tranh của chị chủ tiệm kim hoàn thì tình cờ gặp chồng cũ. Khi Huệ đang đứng trước bức tranh vẽ chim bố đang gắp từng cọng rơm vàng về xây tổ, chim mẹ đang xòe đôi cánh ôm ấp chim con, anh đến cạnh và ngập ngừng hỏi: “Cô… À, em làm gì ở đây?”. Huệ cười: “Anh thấy đấy, tôi đang xem tranh. Ở đây đâu ai được quyền cấm tôi xem tranh, phải không?”. Anh nói như phân bua: “Triển lãm tranh của bạn anh, anh qua xem. Tranh đẹp quá nhỉ?”. Huệ im lặng. Anh nhìn cô dò xét: “Anh… thực sự tiếc khi nghĩ lại mọi chuyện”. “Chỉ tiếc thôi ư?”. “Anh xin lỗi”. “Ích gì? Chuyện cũ quan trọng gì nữa đâu. Tôi quên hết rồi”.
Anh đính một bông hoa đỏ báo hiệu đã có người mua lên bức tranh “xây tổ”. Huệ nghe nhoi nhói trong lòng. Phía dưới bức tranh là tên chị chủ kim hoàn, không phải tên Huệ, dù khi vẽ bức tranh ấy, quả thực Huệ đã nghĩ về bé Nghé và không thể phủ nhận rằng ít nhiều có nghĩ đến anh. Nhưng anh chẳng thể nào là chú chim cần mẫn kia.
*
*      *
Chuông cửa reo. Ông họa sĩ già ra hiệu để tự mình ra mở cửa. Cô nhìn lại bức tranh lần cuối trước khi đóng nó vào khung để chuyển đến nhà cho chồng cũ. Bất ngờ, cô nghe tiếng anh chào chủ nhà.
- Tôi muốn anh xem một số bức tranh, có thể anh cũng thích như bức “xây tổ”-người họa sĩ già hóm hỉnh. Anh theo ông lên phòng tranh trên gác, đi ngang qua Huệ, khẽ gật đầu cười chào ngài ngại.
Khi anh và ông họa sĩ quay lại, Huệ chuẩn bị bỏ bức tranh vào hộp giấy bảo quản. Anh đưa tay ngăn: “Em có thể ký tên em, phía dưới bức tranh này được không? Anh biết, anh không có quyền xin em tha thứ, nhưng bé Nghé có quyền tự hào về mẹ nó”. Huệ nhìn người họa sĩ. Ông mỉm cười gật đầu. Cuối cùng, cũng có một bức tranh được trả về đúng tên người vẽ.
Khi dáng anh khuất sau con hẻm nhỏ, người họa sĩ già nở nụ cười đôn hậu: “Ta chẳng có quyền đưa ra một lời khuyên nên hay không nên tha thứ với con trong trường hợp này. Nhưng hãy làm, hãy sống như con từng cháy hết mình trước giá vẽ. Hãy nghe theo trái tim mình”.
Khôi Nguyên Thảo

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.