Giới thiệu bộ 7 cuốn sách của nhà văn Trung Trung Đỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng qua (21-8), tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Trẻ tổ chức giới thiệu loạt tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh, đúng dịp sinh nhật lần thứ 70 của tác giả.

Tác giả và bộ sách Ảnh: ictpress
Tác giả và bộ sách Ảnh: ictpress



Nhà văn Trung Trung Đỉnh (tên thật là Phạm Trung Đỉnh) sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng. Ông từng tham gia kháng chiến chống Mỹ và chiến đấu tại các địa bàn thuộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk. Gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây Nguyên nên hầu hết tác phẩm của Trung Trung Đỉnh đều mang hơi thở núi rừng, về cuộc sống, chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên. Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và Giải thưởng Văn học ASEAN.

Trong 7 tác phẩm được giới thiệu có 5 tác phẩm tái bản là các tiểu thuyết “Lạc rừng”, “Lính trận”, “Tiễn biệt những ngày buồn”, “Ngược chiều cái chết” và tập truyện ngắn “Lời chào quá khứ”. Đây đều là những tác phẩm xuất sắc về Tây Nguyên. Hai cuốn sách xuất bản lần đầu là tập tản văn - bút ký “Những khoảnh khắc đời người”; tập tản văn - chân dung văn học “Nhà văn thì phải biết đùa”, viết về những dấu mốc trong cuộc đời và những người bạn văn nghệ của tác giả.

An Nhi (HNM)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.