Sấm đầu mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên (Ca dao)

Hiện tượng tự nhiên ấy tôi từng được thầy-cô giáo bộ môn Vật lý, Hóa học giảng giải nhưng quên rồi. Chỉ biết, ông bà xưa toàn là nông dân, không có báo đài để nghe/xem bản tin dự báo thời tiết, chỉ có kinh nghiệm truyền đời cùng hiện tượng tự nhiên mà chép miệng với trời đất, rồi ngẫm ngợi về cây lúa củ khoai, con cá con tôm, bờ tre vạt mía, ngày chiêm ngày mùa… để sống thuận hòa cùng bốn mùa trời đất.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Đi qua những ngày xuân. Chớm hạ thì bỗng nghe những tiếng sấm đầu mùa, vang lên như từ xa vọng lại. Đã qua rồi cái tuổi trẻ con muốn tò mò khám phá thế giới, chỉ biết đi sau sấm chớp là mưa rào. Những trận mưa ầm ào dữ dội và phóng túng tưới tắm cỏ cây muôn vật, gội rửa không gian… Nước dồn xuống ngập đầy những khu vườn trũng, ruộng đồng, ao hồ. Ộp oạp những tiếng ếch nhái, ễnh ương từ lúc chiều muộn. Những đám rau muống, rau lang già xác xơ trên nền đất khô nứt nẻ nước lại duềnh lên, ngập trắng. Để sớm mai ra thấy chồi lên hàng loạt những búp rau xanh mượt, cứ như có phép lạ. Bữa cơm ngày hạ chang chang nắng của gia đình thôn quê có món rau luộc, rau xào tỏi cùng bát nước rau vắt chanh trở thành món lạ miệng, rất đưa cơm. Tuyệt nhất là khi mẹ nấu bát canh riêu cua đồng, rau tập tàng hái được từ vườn nhà, thấy ngọt ngon và mát đến thảnh thơi…

Sấm đầu mùa bất ngờ vang lên vào chiều muộn. Mưa từ xa mưa về mờ mịt lối, bong bóng vỡ đầy, theo dòng nước đục ngầu trôi bập bềnh trên đường phố. Tuổi thơ trần mình tắm mưa rượi mát ập ùa về. Người già trong xóm khi nghe sấm vọng, sấm muộn, sấm sớm mà dự báo gió mưa, mùa màng trong năm. Để rồi bây giờ ngồi nhớ lại những năm tháng đi qua, những người đi người về, những được mất luân phiên, những vui buồn chìm lấp…, dù vẫn biết đó là quy luật trời đất và đời người muôn kiếp nào có khác gì, vậy mà lòng vẫn thấy đôi chút trống vắng.

Sấm đầu mùa đến, thỉnh thoảng còn nghe tin người, vật bị sét đánh. Từ lúc trẻ con, chúng tôi đã được dạy không được trốn mưa dưới những gốc cây to giữa đồng không mông quạnh hay mang theo bên người những vật dụng làm bằng kim loại khi có sấm sét. Câu chuyện về Thần Sét, số phần bị Thiên Lôi đả hay trời đánh ma trơi ở những tán cây cao… bất chợt hiện về. Nhớ thương ơi tuổi thơ vĩnh viễn qua rồi!

Sấm đầu mùa đì đùng vang lên khoảng dăm mười phút rồi là mưa, là gió. Trẻ con sau mưa rủ nhau ra đồng đón bắt cá rô. Chiều sau mưa chừng như xuống muộn, ảo mờ hơi sương, ảo mờ gian bếp, ảo mờ khói lên từ những đụn rơm.

Ở Tây Nguyên, sấm đầu mùa là mùa mưa bắt đầu, mùa hồi sinh của đất. Từ ngoại ô cho đến tận làng vùng sâu, người ta quáng quàng vào mùa vụ, cho đất sẽ lên xanh mùa màng cây trái. Nên cũng chả trách, những sáng đầu tuần nhiều học viên của chúng tôi đến lớp muộn với đôi bàn tay chai sần rám nắng còn dính chút bùn đất, vì sau lớp áo công chức kia họ là nông dân thực thụ đang chạy đua cùng tiếng sấm đầu mùa.

Nguyễn Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.