Những trang sách bàn chuyện gia đình đương đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyện nhà tôi với Mẹ già còn ở trên Phây? và Bao giờ bước tới bờ vui? là 2 cuốn sách mà nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải vừa chia sẻ với độc giả ở đường sách TP.HCM.

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Thị Ngọc Hải vừa có buổi gặp gỡ bạn đọc tại Đường sách TP.HCM sáng 6-5 để chuyện trò quanh nội dung hai tập sách mới ra mắt, có tên chung là Chuyện nhà tôi, một quyển định danh bằng nhan đề Mẹ già còn ở trên Phây? và quyển kia nêu một ước vọng: Bao giờ bước tới bờ vui?.
Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Thị Ngọc Hải vừa có buổi gặp gỡ bạn đọc tại Đường sách TP.HCM sáng 6-5 để chuyện trò quanh nội dung hai tập sách mới ra mắt, có tên chung là Chuyện nhà tôi, một quyển định danh bằng nhan đề Mẹ già còn ở trên Phây? và quyển kia nêu một ước vọng: Bao giờ bước tới bờ vui?.



Nguyễn Thị Ngọc Hải từng nổi tiếng với nhiều đầu sách về nhân vật lịch sử, các thiên ký sự, bài phỏng vấn, tùy bút văn hóa... Nay cả hai tập sách là những đoạn rời tâm sự của tác giả suốt 15 năm cộng sự với báo Sài Gòn Doanh Nhân Cuối Tuần.
 

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải (phải) đang giới thiệu 2 tập sách kể chuyện gia đình - Ảnh: L.Điền
Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải (phải) đang giới thiệu 2 tập sách kể chuyện gia đình - Ảnh: L.Điền



Chia sẻ với bạn đọc tại buổi giao lưu trong vai trò người biên tập đầu tiên bản thảo sách, ông Trần Đình Việt - phu quân bà Ngọc Hải - cho rằng các câu chuyện ở đây xoay theo 4 trục nội dung có thể xem là phông nền cho các tình tiết: ảnh hưởng thời Internet, thời trang, tình huống xã hội, quan hệ gia đình.

Đây chính là những sẻ chia thú vị mà tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải mang đến cho bạn đọc Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần suốt thời gian qua.


 

 Biên tập viên Cẩm Hồng (NXB Tổng hợpTP.HCM) nêu nhận xét về sách Chuyện nhà tôi tại buổi giao lưu
Biên tập viên Cẩm Hồng (NXB Tổng hợpTP.HCM) nêu nhận xét về sách Chuyện nhà tôi tại buổi giao lưu



Bà Hải cũng bày tỏ chủ ý của người viết không nhằm định hướng người đọc thế nào là đúng - sai, do chuyện trong gia đình bây giờ sự đúng sai không quan trọng nữa, mà hiểu chuyện mới quan trọng. Cho nên, hai tập sách này cốt mang lại cho người đọc những câu chuyện có thể suy nghĩ một chút và mỉm cười được.

Dù vậy, bà Hải thừa nhận người Việt đang có nhiều chỗ chưa ổn trong cư xử giao tiếp với các phương tiện hiện đại, kiểu như trên mạng xã hội, ứng xử trong việc thỏa mãn các nhu cầu, quan niệm về hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái... và gửi gắm những góc nhìn đó qua các bài viết như "Mẹ Việt toàn đẻ ra... vua", "Đám đông nào cũng có vấn đề", "Nhiều kỹ năng quá bản năng làm mẹ có yếu đi?"...

Lam Điền (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.