Hanh hao tháng Chạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng Chạp về tự bao giờ? Phải chăng cái hanh hao của gió đêm qua hãy còn bảng lảng giữa màn sương? Chỉ biết rằng một cảm giác hân hoan đang mơn man trong lồng ngực. Như mầm non đâm chồi trong lòng đất sau bao ngày chờ nhú. Tôi khe khẽ hát vu vơ rồi choàng thêm cho mình một chiếc khăn quàng cổ trước khi xuống phố. Phố thật đông người. Từng đoàn xe cộ nối đuôi nhau huyên náo. Tháng Chạp mà.

Vui nhất là ở chợ. Hàng hóa bốn phương tràn ngập. Từ chợ phố đến chợ xã, phường đâu đâu cũng rộn ràng tấp nập. Nào là bình, ly, cốc, chén. Nào là chăn chiếu mùng mền... Tất cả rộn màu sắc. Đâu đó lấp ló sau lưng mẹ, những em bé hồ hởi chỉ trỏ để mẹ lựa chọn cho những bộ quần áo đẹp nhất. Các bé trai bụi bặm trong bộ quần áo jean. Bé gái yêu kiều trong bộ áo dài truyền thống hay váy công chúa lộng lẫy. Bất chợt cả tuổi thơ tươi đẹp hiển hiện trong tâm tưởng.

 

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

Ngày ấy chẳng dư đủ như bây giờ. Chỉ chờ đến Tết trẻ con mới được mua bộ quần áo mới. Khoảng đầu tháng Chạp mẹ thường dẫn tôi đi cùng một buổi chợ phiên bởi lúc đó hàng hóa nhiều mà chưa quá đắt đỏ. Từ bốn giờ sáng, khi trời còn tối om tôi đã trở dậy sẵn sàng đi theo mẹ. Mẹ quẩy gánh chè xanh kĩu kịt đi trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Đến chợ cũng là lúc trời lờ mờ tỏ mặt người. Tôi chỉ nghĩ đến bộ quần áo mới mà không cần biết gánh chè xanh đang nặng oằn lưng hay giọt mồ hôi rịn trên trán mẹ giữa mùa đông rét mướt.

Bán xong gánh chè, mẹ cũng mua cho tôi bộ quần áo thật đẹp với những nụ hoa xòe to rực rỡ. Tôi nhảy chân sáo và âu yếm gọi đó là “áo nụ tầm xuân”. Thỉnh thoảng, khi đuổi gà hay đang chơi ô ăn quan, tôi lại len lén chạy vào nhìn ngắm bộ quần áo, hồi hộp chờ tới 30 Tết để được mặc áo mới rồi ăn bữa cơm trắng có đĩa thịt ngon sau tiếng pháo đì đùng.

Mới đó mà nhanh quá tháng Chạp à. Tôi giật mình bởi tiếng rộn ràng của những chị hàng rau. Một vài cô bé Jrai bên những gùi xanh đầy rau quả. Tất cả đã sẵn sàng chờ đón những ngày giáp Tết. Vào chợ, tôi lựa một cái áo ấm cho bà và một cái cho mẹ. Tháng lương đầu tiên chỉ có vậy nhưng đủ ấm để tôi mỉm cười.

Yêu lắm tháng Chạp ơi!

Lê Trang

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.