Bầu trời đỏ vẫn còn những khoảng trống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

20 năm sau khi bộ 3 phim của Pháp là Người tình, Điện Biên Phủ, Đông Dương ra mắt và gặt hái thành công lớn đối với điện ảnh thế giới, đã góp phần vào việc quảng bá, đặc biệt là về du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế, ngày 28-6 bộ phim điện ảnh thứ 4 của Pháp Bầu trời đỏ được quay tại Việt Nam đã có buổi chiếu ra mắt báo giới và khán giả.

Một lần nữa người xem bị mê hoặc bởi cảnh sắc hùng vĩ của vùng núi phía Bắc Việt Nam.

 

Nhân vật Thi do Audrey Giacomini thủ vai trong phim Bầu trời đỏ.
Nhân vật Thi do Audrey Giacomini thủ vai trong phim Bầu trời đỏ.

Một chuyện tình lãng mạn…

Câu chuyện tình yêu và sự trốn chạy của một anh lính trẻ người Pháp và cô gái Việt Nam tham gia kháng chiến, vào thời kỳ đầu cuộc chiến Đông Dương. Họ đã băng rừng, đến ẩn trú giữa thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp bên hồ Ba Bể, tách biệt khỏi thế giới, khỏi chiến tranh…

Những cảnh cuối của phim được quay tại vùng núi tỉnh Hà Giang. Trái ngược với những bộ phim đã nêu tên, vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam được đặt lên hàng đầu, chiến tranh chỉ là bức phông nền để tôn lên câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính.

Đạo diễn Olivier Lorelle chia sẻ, người Pháp thường tránh đụng đến chiến tranh Đông Dương, Algeria, không như Mỹ gần đây làm nhiều phim về các cuộc chiến, nhất là chiến tranh ở Iraq. Tôi muốn thay đổi suy nghĩ đó. “Tổng thống Pháp Macron, mới đây đưa ra một số luận điểm nóng bỏng, chẳng hạn trong câu chuyện chiến tranh Algeria, ông nói rằng người Pháp phạm tội ác về nhân quyền. Điều này tạo ra làn sóng tranh luận dữ dội trong nước Pháp. Tôi muốn xây dựng bộ phim dựa trên chủ đề đó. Chiến tranh Đông Dương lùi xa, chiến tranh ở Algeria gần hơn với nước Pháp. Câu hỏi đặt ra, liệu cuộc chiến đó phi nghĩa hay mang lý tưởng nào đó chưa được giải đáp. Tôi nghĩ, cần mang những câu hỏi như thế ra để tìm câu trả lời, không thể giấu nhẹm đi để ảnh hưởng đến các thế hệ sau”.

Song đạo diễn cũng thừa nhận với Bầu trời đỏ, chiến tranh cũng chỉ là một cái cớ, làm nền cho một chuyện tình đẹp. Ở Pháp, gần đây phim tình yêu thường kể về đôi lứa hiện đại. Cuộc sống của họ xoay quanh chuyện yêu đương, tìm việc, mua nhà và mua xe. Vì vậy, một câu chuyện tình đặt trong bối cảnh lịch sử, mang giấc mơ không chỉ về nhà, xe mà là giấc mơ thay đổi thế giới, khiến đất nước trở nên tốt đẹp hơn sẽ hấp dẫn khán giả. Và một trong những yếu tố làm cho câu chuyện tình yêu đó lãng mạn hơn, chính nhờ bối cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, xanh mướt ở hồ Ba Bể (Bắc Cạn), với những đỉnh núi tai mèo hùng vĩ ở cao nguyên đá Hà Giang…

Quả thực, trong suốt 90 phút của bộ phim khán giả như chìm ngập trong cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ, hoang dã, như thực lại như mơ của rừng núi phía Bắc. Từ những bụi mây rừng với chùm quả lúc lỉu với những cái gai sắc nhọn tới tán cây khổng lồ mọc cheo leo giữa vách núi, hay đôi lúc chỉ là một góc nhỏ long lanh của chiếc mạng nhện nặng trĩu sương đêm… tất cả đều được thu gọn trong khuôn hình tạo nên một bức tranh giản dị mà đầy kỳ bí của rừng nguyên sinh xứ nhiệt đới.

Vẫn còn những khoảng cách

Đúng như kỳ vọng của đạo diễn trong suốt 90 phút của bộ phim, khán giả như chìm ngập trong cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ, hoang dã rừng núi phía Bắc. Tất cả đều được thu gọn ghẽ trong khuôn hình tạo nên một bức tranh giản dị mà đầy kỳ bí của rừng nguyên sinh xứ nhiệt đới. Song tiếc thay, cùng với hình ảnh đẹp, âm nhạc trong phim rất ổn thì Bầu trời đỏ lại chưa chạm đến được kỳ vọng về “một bộ phim các bạn Pháp làm cho các bạn Việt Nam”.

Bộ phim được quay hoàn toàn ở Việt Nam, diễn viên nữ chính Audrey Giacomini với một phần dòng máu Việt chảy trong huyết quản cũng có dáng vẻ thuần Việt khi vào vai một cô gái Việt Minh có nguồn gốc tiểu tư sản Hà Nội. Nhưng điều mà nhiều khán giả chưa thực sự thỏa mãn chính là chưa cảm nhận được văn hóa của người Việt trong đó.

Dù nhân vật Thi do Audrey Giacomini thủ vai có một lý lịch đẹp, con nhà tư sản, học trường Albert Sareau Hà Nội, để lý giải việc cô nói tiếng Pháp rất tốt nhưng diễn biến tâm lý của cô gái này lại không phải là của người Việt. Liệu một cô Việt Minh kiên cường, mạnh mẽ, không hé răng nửa lời trước đòn tra tấn hung bạo của quân thù lại có thể dễ dàng tin và rơi vào vòng tay của một kẻ bên kia chiến tuyến chỉ sau một vài ngày đồng hành trong rừng?

Và ngay cả những đồng đội của cô giữa chiến trường, nơi tên bay đạn lạc, sao có thể dễ dàng chấp nhận bao bọc, che chở và giao vũ khí cho một kẻ chỉ không lâu trước đó vẫn nã súng vào họ? Và hơn nữa… cái lý do tác giả đưa ra để đẩy tay lính Pháp đào ngũ trở đầu súng bắn thẳng vào đồng đội mình cũng chưa đủ thuyết phục…

Có một số người cho rằng, có lẽ phim bị cắt đi hơi nhiều so với bản gốc nên nhiều chi tiết có phần không mạch lạc, nhiều ý của đạo diễn không được lột tả hết… đó cũng là điều đáng tiếc. Song dù sao cũng cần ghi nhận nỗ lực của đạo diễn khi mạnh dạn quay trọn vẹn một bộ phim nước ngoài có đề tài chiến tranh ngay tại Việt Nam, thay vì chọn giải pháp dễ hơn là Campuchia hay Thái Lan…

Và một lần nữa, thiên nhiên Việt Nam lại có sự xuất hiện đầy quyến rũ với điện ảnh thế giới qua Bầu trời đỏ.

Dự kiến bộ phim sẽ được công chiếu tại các rạp phim trên toàn nước Pháp vào ngày 19-7 và tại Việt Nam vào tháng 10- 2017.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...