Thừa Thiên - Huế: Tái hiện lễ Ban Sóc và công bố chương trình Festival Huế bốn mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cố đô Huế đã mở màn năm mới 2022 với chương trình tái hiện lễ Ban Sóc triều Nguyễn và công bố chương trình Festival Huế bốn mùa trong năm.

Sáng nay, 1.1.2022, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức chương trình chào năm mới 2022 gắn với tái hiện lễ Ban Sóc (phát lịch năm mới) triều Nguyễn ở Ngọ môn, Huế. Dịp này, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã công bố chương trình Festival Huế 2022 gắn với định hướng Festival bốn mùa được tổ chức trải đều trong năm.


 

 Nghi lễ tái hiện lễ Ban Sóc triều Nguyễn tại Ngọ môn Huế. Ảnh: B.N.L
Nghi lễ tái hiện lễ Ban Sóc triều Nguyễn tại Ngọ môn Huế. Ảnh: B.N.L
Tái hiện cảnh Khâm thiên giám ban lịch cho bá quan văn võ. Ảnh: N.M
Tái hiện cảnh Khâm thiên giám ban lịch cho bá quan văn võ. Ảnh: N.M



Lễ Ban Sóc là nghi lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức vào cuối năm âm lịch kể từ đầu triều Minh Mạng (1820-1841). Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc. Lịch được tiến vào hoàng cung để cho hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống có ý nghĩa rất đặc biệt.

 

Các quan nhận lịch năm mới tại lễ Ban Sóc. Ảnh: N.M
Các quan nhận lịch năm mới tại lễ Ban Sóc. Ảnh: N.M


Đổi mới với Festival bốn mùa

Sau 10 kỳ Festival Huế, năm 2020 Festival phải dừng tổ chức vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đổi mới phương thức tổ chức thay vì định kỳ 2 năm 1 lần, kể từ 2022, Festival Huế sẽ được tổ chức gắn với Festival bốn mùa trải đều trong năm.


 

Lễ hội áo dài hàng năm sẽ là điểm nhấn của Festival Huế bốn mùa. Ảnh: B.N.L
Lễ hội áo dài hàng năm sẽ là điểm nhấn của Festival Huế bốn mùa. Ảnh: B.N.L



Theo đó, Festival Huế 2022 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm, mở đầu bằng chương trình khai hội lễ Ban Sóc ngày 1.1.2022 và kết thúc bằng chương trình Countdown ngày 31.12.2022.

Festival Huế bốn mùa gắn với Lễ hội Mùa Xuân “Sắc xuân giao hòa” (tháng 1-3); Lễ hội Mùa Hạ (tháng 4 – 6), trọng tâm của Festival Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển”; Lễ hội mùa Thu “Thu quyến rũ” ( tháng 7 – 9) và Lễ hội “Giai điệu Mùa Đông” (tháng 10 – 12) với chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác thế mạnh về danh thắng, du lịch tâm linh, thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội, để Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

 

Theo BÙI NGỌC LONG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.