An Khê tổ chức Tuần lễ sơ kỳ Đá cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngay sau khi hội thảo khoa học quốc tế “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh kỹ nghệ ghè 2 mặt ở châu Á” kết thúc, thị xã An Khê tiếp tục tổ chức Tuần lễ sơ kỳ Đá cũ An Khê. Hoạt động này diễn ra từ ngày 31-3 đến 7-4 nhằm giúp người dân địa phương và du khách có cái nhìn tổng quan về kỹ nghệ đá cũ.
Đoàn Cựu chiến binh thị xã An Khê thăm quan, tìm hiểu các di vật đá tại Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: Ngọc Minh
Đoàn Cựu chiến binh thị xã An Khê tham quan, tìm hiểu các di vật đá tại Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: Ngọc Minh
Tại Tuần lễ, du khách được tham quan Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo-nơi trưng bày hàng ngàn hiện vật đá, rìu tay, tài liệu, tư liệu, tranh ảnh… về sơ kỳ Đá cũ An Khê; tham quan nhà bảo tồn ngoài trời Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4 (xã Xuân An). Đồng thời nghe giới thiệu về quá trình phát hiện, thăm dò và khai quật các di tích sơ kỳ Đá cũ trên địa bàn thị xã trong 5 năm (2015-2019); ý nghĩa lịch sử và giá trị đặc biệt của hệ thống Di tích sơ kỳ Đá cũ ở An Khê, cách ngày nay 80 vạn năm...
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.