Chuẩn bị Hội thảo quốc tế về khảo cổ học An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm góp phần cho thành công Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai diễn ra vào ngày 29 và 30-3, sáng 28-3, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Huỳnh Nữ Thu Hà dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và đón tiếp đại biểu. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan; lãnh đạo Thị ủy, UBND thị xã An Khê.

Theo đó, đoàn đã kiểm tra cơ sở vất chất, tạo cảnh quan, cách bố trí tranh, ảnh giới thiệu quá trình khai quật di tích sơ kỳ đá cũ tại nhà bảo tồn Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4 (xã Xuân An); kiểm tra trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, cách bài trí quang cảnh trong và ngoài Hội trường 23-3 (phường An Tân, thị xã An Khê) nơi diễn ra hội thảo… Tất cả công việc cơ bản hoàn tất đảm bảo cho ngày diễn ra hội thảo.

  Đoàn công tác kiểm tra công việc chuẩn bị cơ sở vật chất, cách bố trí, trưng bày tại nhà bảo tồn Rộc Tưng 4 (xã Xuân An). Ảnh: Ngọc Minh
Đoàn công tác kiểm tra công việc chuẩn bị cơ sở vật chất, cách bố trí, trưng bày tại Nhà bảo tồn Rộc Tưng 4 (xã Xuân An). Ảnh: Ngọc Minh



Bên cạnh đó, các công tác được giao như: đón tiếp, phục vụ đại biểu, chuẩn bị nơi ăn nghỉ, làm và cấp thẻ  đeo cho những người dự hội thảo, bảo đảm an ninh trật tự, bố trí cán bộ thuyết minh…thị xã An Khê cũng đã hoàn thành theo kế hoạch.

Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai với chủ đề “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè hai mặt ở Châu Á”, diễn ra trong 2 ngày (29 và 30-3) tại thị xã An Khê, do UBND tỉnh phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga tổ chức. Tham dự hội thảo có trên 240 đại biểu và các nhà khảo cổ học trong nước và quốc tế.

Được biết, ngày 29-3, các đại biểu cùng các nhà khảo cổ học sẽ đi tham quan các địa điểm Di tích Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4, Rộc Tưng 7 (xã Xuân An) và Gò Đá (phường An Bình); tham quan quần thể Di tích lịch sử Tây Sơn Thượng và xem hiện vật, tư liệu về sơ kỳ đá cũ tại Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê); tham quan Làng kháng chiến Stơr (huyện Kbang). Ngày 30-3, các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước sẽ báo cáo kết quả công tác nghiên cứu, khai quật các địa điểm di tích sơ kỳ đá cũ trên địa bàn thị xã An Khê trong 5 năm (2015-2019) và tập trung thảo luận, tại Hội trường 23/3.

NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.