An Khê: Thăm dò, khai quật khảo cổ một số di tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Dương Thanh Hà, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê, cho biết, để củng cố hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, thị xã đã có chủ trương khai quật khảo cổ một số địa điểm tại địa phương.
  Một góc Đình An Cư-di tích có khả năng được xây dựng trên nền một di tích cũ thời Chăm-pa. Ảnh: Hồng Thi
Một góc Đình An Cư-di tích có khả năng được xây dựng trên nền một di tích cũ thời Chăm-pa. Ảnh: Hồng Thi
Theo đó, bên cạnh khảo sát toàn bộ các di tích từ thời Chăm-pa đến thời Tây Sơn ở An Khê nhằm đánh giá lại hiện trạng di tích, dự kiến trong tháng 3-2019, thị xã sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn đào thăm dò khảo cổ ở 2 vị trí cửa Đông lũy An Khê và bờ lũy giữa núi Ông Nhạc với núi Ông Bình; khai quật khảo cổ ở địa điểm đình An Cư, chợ Đồn (phường An Bình). Trong đó, đình An Cư là di tích thời Tây Sơn nhưng có khả năng được xây dựng trên một di tích cũ từ thời Chăm-pa. Việc thăm dò, khai quật khảo cổ sẽ được tiến hành theo phương pháp khảo cổ học kiến trúc với tổng diện tích dự kiến 112 m2.
Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.