Thừa Thiên-Huế: Khởi công phục hồi, tôn tạo điện Kiến Trung Đại nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung” có tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
Sáng nay, ngày 16/2, tại Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khởi công phục hồi, tôn tạo di tích điện Kiến Trung. Đây là nơi làm việc và sinh hoạt của 2 vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. 
Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung” có tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
Mô hình tu bổ phục hồi điện Kiến Trung.
Mô hình tu bổ phục hồi điện Kiến Trung.
Điện Kiến Trung được khởi công xây dựng vào năm 1921, hoàn thành năm 1923, dưới triều vua Khải Định. Điện Kiến Trung nằm trên mảnh đất sau cuối của Tử Cấm thành, Đại nội Huế. Dưới thời vua Minh Mạng, nơi đây có tên là lầu Minh Viễn (1827-1876). Đến thời vua Duy Tân, công trình được kiến tạo và mang tên Du Cửu (1913-1916). Kiến Trung là tên được vua Khải Định đặt từ năm 1916. Năm 1921, điện Kiến Trung được vua Khải Định xây dựng và giữ nguyên dưới thời vua Bảo Đại. 
Tại lễ khởi công tu bổ, phục hồi điện Kiến Trung.
Tại lễ khởi công tu bổ, phục hồi điện Kiến Trung.
 
Theo các chuyên gia về kiến trúc, ngôi điện này có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương kết hợp giữa Á và Âu. Trên hình khối, bố cục đậm chất Âu châu, điện Kiến Trung được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết mang đậm bản sắc của họa tiết cung đình, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng. Đây chính là phong cách kiến trúc Đông Dương do người Việt Nam sáng tạo và là những giá trị văn hóa, lịch sử đáng trân trọng. Năm 1947, do ảnh hưởng của chiến tranh, bom đạn, điện Kiến Trung bị phá hủy gần như hoàn toàn, chỉ còn nền móng cho đến ngày nay.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, cho biết: "Kế hoạch  triển khai xây dựng trong khoảng 5 năm, tuy nhiên đây là một dự án rất lớn có thể sau giai đoạn 5 năm này chúng tôi sẽ nghiên cứu bổ sung nhiều các chi tiết, đặc biệt là phần trang trí nội thất. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy những trang trí trên điện Kiến Trung hết sức độc đáo, vì vậy trong quá trình trùng tu đòi hỏi công tác bảo tồn phải hết sức thận trọng, phải triển khai hết sức bài bản thì mới mong công trình trùng tu đạt kết quả cao, hoàn hảo như chúng ta mong đợi".
Lê Hiếu/VOV-Miền Trung

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.