Ngôi đền cổ đại khắc từ một khối đá duy nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xây dựng cách đây 1.200 năm, đền Kailasa của Ấn Độ là kiến trúc nguyên khối lớn nhất thế giới nằm trong lòng đất.

Đền Kailasa ở Ấn Độ được tạc từ một khối đá duy nhất với việc chạm khắc thủ công bằng búa và đục. Ảnh: EvoNews.
Đền Kailasa ở Ấn Độ được tạc từ một khối đá duy nhất với việc chạm khắc thủ công bằng búa và đục. Ảnh: EvoNews.
Đây là công trình thứ 16 trong quần thể 34 ngôi đền, tu viện thuộc hang động Ellora, nằm trong các vách đá ở huyện Aurangabad, Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: BoredPanda.
Đây là công trình thứ 16 trong quần thể 34 ngôi đền, tu viện thuộc hang động Ellora, nằm trong các vách đá ở huyện Aurangabad, Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: BoredPanda.
Mang phong cách kiến trúc Dravidian, đền có chóp vuông với các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ. Kích thước của sân đền rộng 82 x 46 m. Trong sân, có một khu thờ trung tâm dành riêng cho thần Shiva. Ảnh: BoredPanda.
Mang phong cách kiến trúc Dravidian, đền có chóp vuông với các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ. Kích thước của sân đền rộng 82 x 46 m. Trong sân, có một khu thờ trung tâm dành riêng cho thần Shiva. Ảnh: BoredPanda.
Theo nhiều nghiên cứu, việc xây dựng đền bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 bởi nhà vua Krishna I, thuộc triều đại Rashtrakuta. Ảnh: 123rf.
Theo nhiều nghiên cứu, việc xây dựng đền bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 bởi nhà vua Krishna I, thuộc triều đại Rashtrakuta. Ảnh: 123rf.
 Ngôi đền thờ thần Shiva trong đạo Hindu, vị thần tối cao tượng trưng cho sự tái tạo và hủy diệt. Ảnh: HotelKailas.
Ngôi đền thờ thần Shiva trong đạo Hindu, vị thần tối cao tượng trưng cho sự tái tạo và hủy diệt. Ảnh: HotelKailas.
Hiện vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh thời điểm và khoảng thời gian để xây dựng công trình kỳ vĩ này. Có ý kiến cho rằng chỉ mất 18 năm để xây dựng, quan điểm khác quả quyết phải qua nhiều đời vua mới hoàn thiện được đền. Ảnh: BoredPanda.
Hiện vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh thời điểm và khoảng thời gian để xây dựng công trình kỳ vĩ này. Có ý kiến cho rằng chỉ mất 18 năm để xây dựng, quan điểm khác quả quyết phải qua nhiều đời vua mới hoàn thiện được đền. Ảnh: BoredPanda.
Qua nghiên cứu những vết đục trên tường đá, các nhà khoa học cho rằng công cụ dùng để sáng tạo kiệt tác này là đục, búa và những vật sắc nhọn. Ảnh: BoredPanda.
Qua nghiên cứu những vết đục trên tường đá, các nhà khoa học cho rằng công cụ dùng để sáng tạo kiệt tác này là đục, búa và những vật sắc nhọn. Ảnh: BoredPanda.
Các số liệu khảo sát đã chỉ ra, những người thợ cần loại bỏ 200.000 tấn đá để tạo nên công trình này theo cách đào dọc từ trên xuống. Ảnh: Pinterest.
Các số liệu khảo sát đã chỉ ra, những người thợ cần loại bỏ 200.000 tấn đá để tạo nên công trình này theo cách đào dọc từ trên xuống. Ảnh: Pinterest.
Nhiều nhà khảo cổ đã đưa ra giả thuyết công trình hoàn thiện trong 20 năm theo phương pháp thủ công. Ảnh: Twitter.
Nhiều nhà khảo cổ đã đưa ra giả thuyết công trình hoàn thiện trong 20 năm theo phương pháp thủ công. Ảnh: Twitter.
 Nếu vậy, các công nhân đã phải làm việc liên tục 12 giờ mỗi ngày, phải xử lý 60 tấn đá tương ứng với 5 tấn mỗi giờ. Thế nhưng, công nghệ hiện đại ngày nay vẫn không thể làm được điều này. Ảnh: Shodenno.
Nếu vậy, các công nhân đã phải làm việc liên tục 12 giờ mỗi ngày, phải xử lý 60 tấn đá tương ứng với 5 tấn mỗi giờ. Thế nhưng, công nghệ hiện đại ngày nay vẫn không thể làm được điều này. Ảnh: Shodenno.
Kailasa được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật Ấn Độ xuất sắc. Ảnh: Clipgoo.
Kailasa được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật Ấn Độ xuất sắc. Ảnh: Clipgoo.
 Tấm bảng khắc bài sử thi Ramayana cổ đại của Ấn Độ trong Kailasa. Nội dung sử thi kể lại cuộc đấu tranh của hoàng tử Rama để cứu vợ Sita từ vua quỷ Ravana. Ước tính vẫn còn khoảng 32 triệu chi tiết chạm khắc tiếng Phạn tại đây vẫn chưa được dịch. Ảnh: BoredPanda.
Tấm bảng khắc bài sử thi Ramayana cổ đại của Ấn Độ trong Kailasa. Nội dung sử thi kể lại cuộc đấu tranh của hoàng tử Rama để cứu vợ Sita từ vua quỷ Ravana. Ước tính vẫn còn khoảng 32 triệu chi tiết chạm khắc tiếng Phạn tại đây vẫn chưa được dịch. Ảnh: BoredPanda.



Kiều Dương (Theo Evo News/VNE)
 

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.