Hài cốt người phụ nữ còn nguyên tóc, móng tay sau 900 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ nhân của ngôi mộ thời Tống được chôn với nhiều đồ trang sức tinh xảo như trâm vàng và bạc, vòng tay, mặt dây chuyền song long hí châu.

Hình vẽ trên quan tài của người phụ nữ. Ảnh: Live Science.
Hình vẽ trên quan tài của người phụ nữ. Ảnh: Live Science.


Bộ xương được bảo quản tốt của người phụ nữ có biệt danh "Đại phu nhân" được tìm thấy trong một quan tài hai lớp chứa đầy nước bên trong ngôi mộ ở làng Thiết Quải, Trung Quốc, Live Science hôm 14/10 đưa tin. Cỗ quan tài có niên đại 900 năm.

Nhóm khảo cổ phát hiện hài cốt được chôn cùng nhiều đồ mai táng, bao gồm nhà mô hình có đồ đạc nhỏ xíu bên trong giống như nhà búp bê và mặt dây chuyền bằng bạc khắc hình song long hí châu. Dòng chữ ở trên nắp quan tài bên trong cho biết chủ nhân ngôi mộ là một "Đại phu nhân" sống ở châu An Khang. Dù tên thật của người phụ nữ rất khó xác định qua dòng chữ, các nhà khảo cổ cho rằng đó có thể là Née Jian.


 

Tượng nhạc công chơi nhạc cụ tìm thấy trong mộ. Ảnh: Live Science.
Tượng nhạc công chơi nhạc cụ tìm thấy trong mộ. Ảnh: Live Science.



Bộ xương của Đại phu nhân được bảo quản khá hoàn chỉnh với tóc và móng tay, theo báo cáo đăng trên tạp chí Di sản văn hóa Trung Quốc. Bà vẫn đeo trâm cài bằng vàng và bạc trên đầu, vòng tay và một chuỗi bao gồm 83 đồng xu bằng đồng ở bụng. Bên dưới bàn tay phải của người phụ nữ có dấu vết của hai chiếc bánh tro và chân đi giày thêu.

Ở quan tài bên trong có nhiều tranh vẽ một người phụ nữ, nhiều khả năng là Đại phu nhân. Mỗi bức tranh chân dung mô tả bà mặc trang phục và đồ trang sức khác nhau. Gợi ý giúp nhóm nghiên cứu xác định thời gian Đại phu nhân sinh sống đến từ 200 đồng xu bằng đồng ở đáy quan tài. Những đồng xu này được đúc trong khoảng năm 713 - 1100. Người phụ nữ chắc chắn qua đời trước năm 1100, có nghĩa bà sống dưới thời Tống, thời kỳ cực thịnh của văn hóa nghệ thuật và khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.


 

Mô hình nhà có nhiều vật dụng giống nhà búp bê. Ảnh: Live Science.
Mô hình nhà có nhiều vật dụng giống nhà búp bê. Ảnh: Live Science.



Các đồ tạo tác đáng chú ý khác trong mộ Đại phu nhân bao gồm 10 tượng nữ giới đeo mặt nạ và chơi nhạc cụ. Ngôi mộ được khai quật từ tháng 6 đến tháng 9/2014. Đoàn khai quật gồm các nhà khảo cổ đến từ Cơ quan di sản văn hóa Nam Lăng cùng Viện Di sản văn hóa và Khảo cổ tỉnh An Huy.


An Khang (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.