Phát hiện khối đá nghi cổ vật Chăm Pa khi thi công móng cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện vật làm bằng đá, phía trên có hình tròn nhỏ 9 lỗ, kích thước rộng 1,3 m, dày 30 cm. Cơ quan chức năng xác minh, đây là hiện vật dạng biểu tượng Yoni của văn hóa Chăm Pa.

Ngày 18/9, Phòng Văn hóa thông tin huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế), cho biết cơ quan này đang xác minh thông tin về hiện vật bằng đá mới được phát hiện tại xã Quảng Thành, nghi là cổ vật thuộc nền văn hóa Chăm Pa.

 

Hiện vật nghi cổ vật Chăm Pa cổ. Ảnh: Công Cường.
Hiện vật nghi cổ vật Chăm Pa cổ. Ảnh: Công Cường.



Trước đó, trong quá trình đào móng thi công cầu Tây Thành (xã Quảng Thành), một đơn vị xây dựng cầu đường phát hiện hiện vật bằng đá có hình dạng như biểu tượng Yoni thuộc nền văn hóa người Chăm Pa cổ.

Hiện vật làm bằng đá, hình khối chữ nhật, phía trên có hình tròn nhỏ 9 lỗ (1 lỗ to ở giữa và 8 lỗ nhỏ xung quanh), kích thước rộng 1,3 m, dày 30 cm.

Theo ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch xã Quảng Thành, xác minh bước đầu của Phòng Văn hóa thông tin huyện, đây là hiện vật dạng biểu tượng Yoni của nền văn hóa Chăm Pa xưa. Chính quyền xã đã đưa cổ vật về phòng trưng bày Hóa Châu cất giữ.

Để bảo đảm xác định chính xác hiện vật, chính quyền địa phương mời cơ quan chức năng cùng các chuyên gia khảo cổ học về kiểm tra niên đại cổ vật và lập phiếu hiện vật.


 

Bờ sông ở xã Quảng Thành, địa điểm phát hiện hiện vật. Ảnh: Công Cường
Bờ sông ở xã Quảng Thành, địa điểm phát hiện hiện vật. Ảnh: Công Cường



Xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền) từng là nơi tồn tại của thành Hóa Châu. Đây cũng từng là trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa và kinh tế của một vùng tiểu quốc Chăm Pa xưa.

Điền Quang (zing)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.