Giá trị di sản Huế được UNESCO vinh danh ngày càng lan tỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 7-9, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (11-12-1993), 15 năm Nhã nhạc được UNESCO ghi tên vào danh mục Kiệt tác Văn hóa phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (7-11-2003, năm 2008 đổi tên là Di sản phi vật thể Đại diện của nhân loại).
TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết, từ khi Nhã nhạc được UNESCO vinh danh, đơn vị đã có nhiều nỗ lực để góp phần làm cho loại hình âm nhạc đặc biệt này tiếp tục khẳng định giá trị và lan tỏa.
Nhiều nội dung công việc được chú trọng như: sưu tầm, lưu trữ tài liệu; nghiên cứu và phục hồi hệ thống bài bản, nhạc cụ, y phục; tập huấn, đào tạo và truyền dạy qua các phương thức; tổ chức trình tấu tại không gian diễn xướng nguyên thủy; biểu diễn giới thiệu ở trong và ngoài nước; truyền thông, phổ biến cộng đồng…
Cố đô Huế. Ảnh: S.G.T
Cố đô Huế. Ảnh: S.G.T
Hiện Nhã nhạc cung đình góp mặt trong tuồng cung đình, múa cung đình và ca Huế.
Quần thể Di tích cố đô Huế sau 25 năm kể từ khi trở thành Di sản thế giới cũng là thời gian đánh dấu những bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ những người làm công tác bảo tồn cả về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, cũng là quá trình bồi đắp thêm nhiệt huyết tình yêu đối với di sản văn hóa. 
Những thành công bước đầu của công cuộc bảo tồn các giá trị di sản Huế đã mở ra tiền đề thúc đẩy công cuộc phục hưng di sản Huế bước sang một tầm cao mới, đi vào chiều sâu và mang tính toàn diện hơn.
Trong đó, vào năm 2009, Mộc bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới và tiếp sau đó, 2 di sản tư liệu khác của triều Nguyễn cũng đã được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận di sản tư liệu, đó là: Châu bản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Năm 2017, Châu bản triều Nguyễn cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới.
Văn Thắng (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.