Phát hiện 4 đồ gốm cổ thời Lý - Trần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Trần Phi Công, Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm của Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết anh Lê Đình Tý (ngụ xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vừa phát hiện 2 hũ, 1 đĩa và 1 bát bằng gốm cổ trong vườn nhà, gần ngôi mộ tổ họ Lê Văn.
 

2 hũ, 1 đĩa và 1 bát bằng gốm cổ.
2 hũ, 1 đĩa và 1 bát bằng gốm cổ.

Theo đó, 2 hũ gốm đều có kích thước: cao 19 cm, đường kính miệng 9 cm, đường kính đáy 8 cm, đường kính thân 15 cm, thân phình, miệng và đáy thóp, trên vai có trang trí gờ nổi đường tròn bao quanh, toàn thân trang trí hoa văn khắc vạch kéo dài từ miệng đến đáy. Chiếc đĩa tròn, đường kính 15 cm, đáy nhỏ đường kính 5,5 cm, cao 4 cm, lòng đĩa trang trí hoa văn chìm, các chấm tròn bao quanh miệng đĩa và bông hoa cúc 19 cánh bằng nhau. Chiếc bát được tráng men ngọc, miệng loe, đáy thóp, đường kính miệng 17 cm, đường kính đế 4,5 cm, cao 5 cm, lòng bát trang trí nhiều hoa cúc và lá cúc. Nhận được thông tin, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cử đoàn công tác tới tìm hiểu và bước đầu xác định nhóm hiện vật trên thuộc niên đại thời Lý - Trần (thế kỷ 13 - 14). Hiện Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận, bảo quản số hiện vật trên.

Phạm Đức/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.