Hoa hậu H'Hen Niê đồng hành cùng top 6 tìm kiếm trang phục dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc thi “Tuyển chọn thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe” chính thức quay trở lại.



Top 6 mẫu thiết kế được công bố trước đó sẽ tiếp tục “tranh tài” với nhau để tìm ra bộ trang phục cùng Hoa hậu H’Hen Niê chinh chiến đấu trường sắc đẹp Miss Universe vào cuối năm nay.

Top 6 mẫu thiết kế trang phục dân tộc gồm: Bánh Mì (Phạm Phước Điền), Hoa đăng sắc Việt (Nguyễn Vũ Hùng, Thạch Thành Đạt), Phố cổ (Nguyễn Đình Thuận), Ngũ hổ (Nguyễn Đặng Thanh Nhàn), Thăng Thu (Nguyễn Đức Hải) và Nữ quyền (Phạm Minh Phúc).

Trải qua vòng tuyển chọn sơ khảo và thuyết trình ý tưởng, đây là 6 mẫu thiết kế nhận được sự đồng thuận từ ban giám khảo để tiến hành thực hiện ý tưởng và hoàn thiện trang phục.

Sau những lời nhận xét chuyên môn của ban giám khảo, Ban tổ chức đã quyết định tăng thêm thời gian để các thí sinh hoàn thiện sản phẩm và đầu tư chu đáo tốt hơn cho mẫu trang phục dân tộc.Vì thế, Top 6 có thêm thời gian để chăm chút cho sản phẩm của mình, đồng thời chỉnh sửa mẫu thiết kế cho phù hợp với Hoa hậu H’Hen Niê.

Việc Hoa hậu H’Hen Niê đăng quang đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến các thí sinh, nhiều thí sinh quyết định chỉnh sửa mẫu thiết kế dựa trên cảm hứng từ chính câu chuyện và vóc dáng của đương kim hoa hậu.

Hiện, Top 6 đã bắt đầu tiến hành thực hiện mẫu thiết kế thành sản phẩm hoàn chỉnh. Từ đó, ban giám khảo sẽ chọn ra bộ trang phục dân tộc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thẩm mỹ, ý nghĩa, chất liệu, chuẩn kích thước khi mang đi thi quốc tế.

Bộ trang phục dân tộc chiến thắng sẽ được Hoa hậu H’Hen Niê trình diễn trong phần thi National Costume tại Miss Universe 2018./.

Top 6 mẫu thiết kế trang phục dân tộc:


 



 Vũ Toàn/VOV.VN
 

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.