10 di sản Unesco mới của thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong cuộc họp mới đây ở Bahrain, Unesco đã đưa thêm 19 địa danh nữa vào danh sách di sản thế giới về văn hóa, lịch sử và khoa học. Dưới đây là hình ảnh về những danh thắng thế giới này.

1. Công viên quốc gia Chiribiquete, Colombia là nơi tập trung sự đa dạng thực vật lớn của vùng Amazon, nó còn nổi tiếng với các thành tạo đá tuyệt đẹp.


 

 



Chiribiquete trở thành công viên quốc gia từ năm 1989. Chỉ mới một phần nhỏ công viên được khảo sát vì địa hình ở đây rất khó truy cập. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, đây là nơi sinh sống của báo đốm và chim ruồi.

 

 




Công viên cũng có dấu hiệu sự xuất hiện của con người với hơn 75 nghìn bức tranh, trải suốt chiều dài 20 nghìn năm lịch sử, tại 60 nơi trú ẩn trong hang đá.


 

 


2. Núi Fanjingshan, Trung Quốc nổi tiếng với vẻ đẹp và sự đa dạng sinh học của nó. Cao 2.570 mét trên mực nước biển, núi là nhà của một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.


 

 




Đây cũng là nơi sinh sống của các loài có nguồn gốc từ 65 triệu năm về trước cũng như rất nhiều thác nước hùng vĩ.


 

 




3. Tu viện phật giáo Sansa, Hàn Quốc bao gồm 7 tu viện trên núi đá, được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 7 đến thứ 9.


 

 




Những tu viện thiêng liêng này là nơi người dân Hàn Quốc thực hành tín ngưỡng tôn giáo qua hàng nhiều thế kỉ.


 

 




4. Thành phố Caliphate của Medina Azahara, Tây Ban Nha là một kiến trúc có niên đại từ thế kỉ thứ 10, từng là nơi ở của đế chế Caliphate của Cordoba.


 

 




Thành phố này bị bỏ lại sau cuộc nội chiến, hiện nó vẫn giữ được hệ thống cầu, đường, hệ thống nước và rất nhiều trang trí cổ xưa.


 

 



5. Khu săn bắn Aasivissuit–Nipisat, Greenland chứa 4.200 năm lịch sử phát triển của nhân loại.


 

 



Các vùng ở Bắc cực thuộc về người Inuit và có chứa các di tích khảo cổ từ thời kì lịch sử của họ.


 

 




6. Nhà thờ Naumburg, Đức là một chứng minh nổi bật cho nghệ thuật và kiến trúc thời trung cổ. Một số phần của nhà thờ được xây dựng từ thế kỉ thứ 13 và tòa nhà là kết hợp của hai thời kì cuối kiến trúc lãng mạn và đầu kiến trúc Gothic.


 

 




7. Đảo Kyushu, thuộc tỉnh Nagasaki, Nhật Bản được xây dựng bởi những người định cư Ki-to giáo đầu tiên ở Nhật Bản, giữa thế kỉ 16 và 19.


 

 



UNESCO công nhận phần tây bắc của hòn đảo với các nhà thờ và các ngôi làng ở quanh đó.

 

 





8. Göbekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ là kiến trúc cổ xưa được những người thợ săn xây lên vào giữa những nhăm 9.600 và 8.200 trước công nguyên.


 

 




9. Thung lũng Tehuacán-Cuicatlán, Mexico có sự đa dạng sinh học phong phú nhất Bắc Mỹ với một số lớn các cây xương rồng đang bị đe dọa tuyệt chủng, và rất nhiều di tích khảo cổ học quan trọng.


 

 



10. Chaine des Puys là một dãy 80 núi lửa không hoạt động ở miền trung nước Pháp, trải rộng trên 40 kilomet. Du khách có thể đi tàu lên đỉnh núi cao nhất.
 

Hữu Nguyên (Theo Insider/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.