Phương án khai quật tàu cổ đắm tại vùng biển Dung Quất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về Phương án khai quật tàu cổ đắm tại vùng biển Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 
 Các cổ vật được phát hiện từ mọt chiếc tàu chở hàng tại vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)
Các cổ vật được phát hiện từ mọt chiếc tàu chở hàng tại vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn chỉnh nội dung và dự toán Phương án khai quật tàu cổ đắm tại vùng biển Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi theo đúng quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 5-3-2018 và Nghị định số 5/2017/NĐ-CP ngày 16-1-2017, trong đó bao gồm cả nội dung chi cho công tác bảo vệ an ninh hiện trường và chi khen thưởng các tổ chức, cá nhân liên quan. 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Phương án khai quật theo thẩm quyền; thẩm định dự toán Phương án khai quật và đề xuất về phương án tài chính gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai quật theo Phương án được duyệt; bảo đảm khẩn trương, đúng tiến độ. 
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính tổ chức thẩm định dự toán Phương án thăm dò, khai quật và tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt bổ sung kinh phí thực hiện theo quy định.
Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.