Bộ sưu tập độc đáo của ông Ba Léo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Nguyễn Văn Léo (còn gọi là Ba Léo, sinh năm 1950) ở ấp Thới Lợi 2, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại đang sở hữu bộ sưu tập có một không hai.
 

Ông Ba Léo và bộ sư tập tàu thuyền. Ảnh: D.S
Ông Ba Léo và bộ sưu tập tàu thuyền. Ảnh: D.S

Đó là những mô hình tàu thuyền ba miền Bắc, Trung, Nam qua các thời kỳ, mô hình máy bay, tàu thủy của Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam, mô hình hầm trốn bom đạn và vũ khí chống giặc ở tỉnh Bến Tre, mô hình những vật dụng trong lao động, sản xuất và sinh hoạt của người dân Nam bộ từ xưa đến nay và đồ chơi của trẻ em qua miền quê Nam bộ qua từng thời kỳ từ năm 1950-1980.

Ông cho biết, có được bộ sưu tập này là do sự miệt mài nghiên cứu, chế tạo hơn 25 năm trời nay. Sáng tạo là chính nhưng những gì chưa rõ, ông lặn lội khắp nơi quan sát, tìm hiểu thực tế hay tra cứu sách báo, tài liệu để làm cho đúng mảu sắc, kiểu dáng, lịch sử  máy bay, tàu thủy, vật dụng khác chính xác đến từng chi tiết một.

 

Mô hình máy bay và tàu thuyền của ông Ba Léo. Ảnh: D.S
 
Mô hình máy bay và tàu thuyền của ông Ba Léo. Ảnh: D.S
Mô hình máy bay và tàu thuyền của ông Ba Léo. Ảnh: D.S

Chất liệu của sản phẩm ông làm thường là gỗ mít hoặc thao lao, có khi là gỗ dừa.

Hiện ông Ba Léo đang có trong tay hơn 200 mô hình khác nhau. Ông xếp chúng vào nhiều nhóm, bao gồm: bộ sưu tập máy bay, tàu chiến với 50 mô hình; bộ sưu tập các phương tiện đường sông và đường biển với 44 mô hình, bộ sưu tập khai thác thủy sản trên sông và trên biển với 39 mô hình…

Ngoài ra, ông Ba Léo còn có mô hình độc đáo nữa như nhà chữ đinh, hầm trốn pháo, các loại vũ khí thô sơ chống giặc của người dân Bến Tre, các vật dụng gắn liền gắn liền với trò chơi của trẻ con…

Nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại Bến Tre cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đến mời ông về làm việc nhưng ông không nhận lời. Nhiều tác phẩm có người trả giá hàng chục triệu đồng, ông cũng không chịu bán bởi ông muốn lưu giữ nó nhẳm thực hiện ước muốn, hoài bão là giáo dục thế hệ mai sau.

“Tôi là một người dân của xã Thới Thuận đã làm những mô hình này để cho thế hệ trẻ sau này biết được, trong chiến tranh, mặc dù quân địch đã đưa nhiều máy bay, tàu chiến hiện đại để tàn phá quê hương VN nói chung, Bến Tre nói riêng nhưng ông cha ta đã sáng tạo ra những hầm tránh pháo bom, hầm chông, các loại vũ khí thô sơ…đánh thắng quân giặc xâm lược, góp phần giải phóng đất nước đến ngày hôm nay..”-ông Ba Léo chia sẻ.

Mô hình của ông Ba Léo được triễn lãm qua các sự kiện trong và ngoài tỉnh, đoạt nhiều giải cao. Năm 2010, Nghệ nhân Nguyễn Văn Léo được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là người có bộ sưu tập mô hình tàu thuyền khai thác thủy sản và đường sông nhiều nhất.               

 

Dân Sinh

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.