Đến Việt Phủ Thành Chương-nơi trú ngụ của tâm hồn Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Con đường dẫn đến Việt Phủ Thành Chương ở dốc Dây Diều, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, được du khách ưu ái gọi là con đường dẫn đến nơi trú ngụ của tâm hồn Việt.
 

Cổng vào Việt Phủ Thành Chương
 

Chốn xưa, lối cũ này được sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên bởi họa sĩ Thành Chương say nghề và say hồn dân tộc Việt.
 

Ở đây có nhà 3 gian cổ kính, yên bình dưới tán đa già, rợp bóng thời gian.
 

Chõng tre trước hiên để ai hóng mát mỗi trưa hè về.
 

Bước chân vào nhà sàn cổ, hỏi ai không một thoáng thấy lòng bình yên lạ thường.
 

Nhắc đến tâm hồn Việt Phủ, không thể không nhắc hoa sen, dù mùa chưa tới nhưng hoa sen gỗ vẫn tỏa hương bốn mùa.
 

Tháp Sơn Tinh sừng sững gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh từ thuở ngàn năm nào.
 

Trong hình, nhà tranh vách đất của người quê xưa được tái hiện với 3 gian hai chái, đồ dùng trong nhà chủ yếu làm từ tre, trúc.
 

Hai đầu hồi nhà tranh vách đất là nơi để cối giã gạo, cối xay thóc, cày, cuốc, nơm, giỏ, vó tép, nơm úp cá,...Những nông cụ mà bất kể người nông dân Việt Nam nào cũng phải dùng nó để sinh sống.
 

Ngôi nhà cổ lớn làm từ gỗ lim này chính là Nhà Thanh Tĩnh với gần 2 thế kỉ tuổi đời.
 

Đây chính là bức tranh "tự họa trước giá vẽ" được treo trong Nhà Thanh Tĩnh bao năm.
 

Nhà Tường Vân với gian nhà cổ thời Nguyễn, tiêu biểu cho ngôi nhà của tầng lớp thượng lưu và phong cách sống độc đáo, tinh tế riêng của xứ Huế mộng mơ.
 

Tầng dưới cùng của Nhà Tường Vân chính là phòng tranh, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của cha đẻ Việt Phủ Thành Chương.
 

Người ta thường nói, biến giấc mơ thành hiện thực, nhưng với công trình này, Thành Chương đã biến hiện thực thành giấc mơ, đó là lời cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam dành tặng Việt Phủ khi đến đây.

Lộc Liên/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.