Gia Lai:Thêm một công xưởng chế tác rìu đá được phát hiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 27-11, tại Bảo tàng tỉnh (TP. Pleiku), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh phối hợp cùng Viện Khảo cổ học tổ chức Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích Làng Gà 7 (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông). 
 Một số hiện vật phát hiện tại Di tích Làng Gà 7 được trưng bày tại buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật. Ảnh: Phương Linh
Một số hiện vật phát hiện tại Di tích Làng Gà 7 được trưng bày tại buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật. Ảnh: Phương Linh
Tham dự có đại diện Viện Khảo cổ học, lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các phòng, ban thuộc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh; đại diện ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Prông. 
Tại đây, PGS.TS Nguyễn Khắc Sử báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích Làng Gà 7 (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông). Theo đó, di tích Làng Gà 7 được cán bộ Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Gia Lai phát hiện vào tháng 4-2015. Năm 2016, sau khi điều tra xung quanh làng Gà, phát hiện Làng Gà 7 có tính chất giống như các di tích làng Gà 4, 5, 6 nhưng địa tầng còn bảo lưu tốt. Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật di tích Làng Gà 7 theo Quyết định số 3447/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. 
Qua khai quật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được 234 hiện vật được chia làm 2 nhóm: nhóm công cụ sản xuất có 205 hiện vật (chiếm 87,60%) (gồm: rìu có vai, rìu mài lưỡi, công cụ hình đĩa, công cụ hình bầu dục, hòn kê, hòn ngồi,…); nhóm phế phẩm và nguyên liệu gồm các loại mảnh tước và đá nguyên liệu có 29 hiện vật (chiếm 12,40%). Dựa trên tính chất, đặc trưng của di tích và di vật, các nhà nghiên cứu kết luận, Làng Gà 7 được xem như di tích cư trú-công xưởng chế tác đá có tuổi khoảng 5.000-5.500 năm cách ngày nay. 
Việc khai quật di tích Làng Gà 7 đã bổ sung thêm một loại hình công xưởng chế tác rìu đá (hình bầu dục) cho tiền sử Gia Lai. Cùng với công xưởng chuyên làm rìu bầu dục mang dấu ấn kỹ thuật Hòa Bình muộn Thôn Tám (Đak Nông), Buôn Kiều (Đak Lak), Eo Bồng (Phú Yên), Gia Canh (Đồng Nai), Bàu Dũ (Quảng Nam), Làng Gà 7 tạo diện mạo thống nhất cho toàn vùng Tây Nguyên và đồng bằng Trung bộ Việt Nam. Đồng thời giúp bổ sung tư liệu biên soạn lịch sử giai đoạn sau văn hóa Hòa Bình ở vùng đất phía Nam của chính văn hóa Hòa Bình. 
Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.