Tăng cường bảo vệ cổ vật chìm đắm tại cảng Dung Quất, Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu cơ quan chức năng triển khai lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý các hành vi xâm nhập, khai thác trái phép cổ vật, gây mất an ninh trật tự.

Khai quật tàu cổ đắm tại Bình Châu (Quảng Ngãi)
Khai quật tàu cổ đắm tại Bình Châu (Quảng Ngãi)

Sau khi phát hiện cổ vật tại khu vực vùng biển Dung Quất, để bảo vệ tài sản quý hiếm của quốc gia, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu cơ quan chức năng triển khai lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý các hành vi xâm nhập, khai thác trái phép, gây mất an ninh trật tự.

Trước đó, trong hai ngày 26 và 27-7, khi nạo vét luồng lạch làm cảng nước sâu và tạo bãi để xây dựng cảng tại vùng biển Dung Quất, công nhân Công ty TNHH một thành viên Hào Hưng Quảng Ngãi đã phát hiện nhiều mảnh gốm sứ và mảnh gỗ nhỏ theo ống hút chảy tràn ra bãi. Qua khảo sát sơ bộ đã phát hiện xác tàu cổ, dài từ 20-30 mét, mạn tàu đã phát lộ, trên thân tàu có nhiều chồng gốm. Vị trí phát hiện cách bờ từ 6 mét đến 7 mét và nằm ở độ sâu 9 mét tại thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Theo nhận định của các chuyên gia, số hiện vật gốm sứ này thuộc thời nhà Minh, niên đại thế kỷ XVI. Nhiều khả năng tàu chở cổ vật gốm sứ đi qua vùng biển Quảng Ngãi thì gặp nạn.

 Ngay sau khi phát hiện xác tàu cổ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã giao cho Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất phong tỏa hiện trường, tạm thời dừng hoạt động nạo vét của các đơn vị thi công, tiến hành thu gom bảo vệ hiện vật; triển khai lực lượng, phương tiện trên bộ, trên biển; tuần tra, kiểm soát bảo vệ vị trí phát hiện cổ vật; tổ chức giám sát chặt chẽ con người, phương tiện hoạt động trên khu vực phát hiện cổ vật.  

Bên cạnh việc triển khai lực lượng bảo vệ, lực lượng Bộ đội biên phòng còn thường xuyên đến tận các phương tiện tàu, thuyền tại các khu vực neo đậu lân cận, tuyên truyền cho ngư dân hiểu rõ cổ vật chìm đắm tại vùng biển Dung Quất là tài sản quốc gia, không được tự ý khai thác.

Cổ vật chìm đắm tại các vùng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi luôn có sức hút đặc biệt đối với các đối tượng khai thác, mua bán trái phép. Do đó, việc tổ chức lực lượng bảo vệ chặt chẽ vị trí phát hiện cổ vật đã góp phần tích cực trong việc chống thất thoát tài sản quý hiếm của Nhà nước.

Minh Tâm (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.