Phát hiện rìu đồng, rìu đá trên sông Quàng nghi có niên đại 2000-3000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 7-9-2017, anh Trần Quốc Kiên, trú bản Chiềng Ban, xã Châu Thắng, Quỳ Châu, Nghệ An cho biết, trước đó vào ngày 11-5-2012, gia đình anh trong lúc khai hoang mở rãnh nước về cho ruộng nhà mình thì phát hiện chiếc rìu đồng, rìu đá ở dưới lòng đất.
 

Sau khi phát hiện anh đưa về nhà để làm đồ trang trí trong nhà cho đẹp. “Tôi thấy thấy chiếc rìu đẹp, lạ nên đem về cất trong tủ để làm kỷ vật là chính. Hay tin tôi đang sở hữu của quý nên bà con trong bản kéo đến xem. Sau đó, tin đồn được nhân rộng khắp nơi, nên có một số người đi buôn cổ vậy đến hỏi mua nhưng tôi không bán. Chưa rõ thế nào nhưng tôi nghĩ đây là vật quý nên giữ lại. Sau hơn 5 năm cất giữ ngày 23-8-2017 vừa qua tôi đã đưa rìu đồng, rìu đá hiến tặng cho Bảo tàng văn hóa các dân tộc huyện Qùy Châu lưu giữ và giới thiệu đến khách tham quan”.

Được biết, chiếc rìu đồng hình lưỡi xéo, màu xanh rêu, có chiều dài toàn thân từ đốc tới lưỡi là 9,2 cm; lưỡi rộng 7,5 cm. Rìu được làm tinh xảo có họng tra cán để cầm dài 5,2 cm; tiết diện ngang hình bầu dục. Phía trước rìu có cán hình tròn, bao quanh bề mặt rìu xuất hiện nhiều vệt vân đá theo hình xoắn. Là loại rìu xéo gót tròn, lưỡi hình móng ngựa, mài nhẵn bóng và lưỡi rất sắc…

Chiếc rìu đá có đặc điểm màu vàng xám, rìu đá có vai, đốc hình thang, rìu được mài nhẵn lưỡi mài sắc, đã sử dụng đầu lưỡi bị sứt mẻ; rìu có chiều dài: 5 cm, lưỡi rộng: 3 cm, dày: 1,5 cm.

Bà Thái Thị Hồng-cán bộ Bảo tàng văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Châu cho biết: “Căn cứ hình dáng, chất liệu của chiếc rìu cho rằng đây là chiếc rìu đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn”, cách đây khoảng 2000 đến 3000 năm. Hai hiện vật phát hiện dưới dòng sông Quàng được gia đình anh Kiến tặng là hai hiện vật quý”.

 

Phát hiện rìu đồng, rìu đá trên sông Quàng có niên đại 2000-3000 năm?
Phát hiện rìu đồng, rìu đá trên sông Quàng có niên đại 2000-3000 năm?

“Tuy nhiên, để đánh giá đúng giá trị khoa học của hai hiện vật nói trên chúng tôi mong cần có sự nghiên cứu, xác minh của các nhà khoa học để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của hai hiện vật này”, bà Hồng cho biết thêm.

Nguyễn Duy/dantri

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.