Quảng Nam: Phục dựng mô hình Dinh trấn Thanh Chiêm xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 415 năm đi qua, Dinh trấn vang bóng một thời nay bị vùi sâu dưới lòng đất chỉ còn sót lại một số dấu tích.

Văn bia Làng Thanh Chiêm nằm trong Cụm di tích lịch sử Quốc gia Dinh Trấn Thanh Chiêm
Văn bia Làng Thanh Chiêm nằm trong Cụm di tích lịch sử Quốc gia Dinh Trấn Thanh Chiêm


Mới đây, di tích “Dinh trấn Thanh Chiêm” ở xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp quốc gia. Dinh trấn này  được xem là kinh đô thứ hai, là trung tâm chính trị-quân sự-kinh tế và văn hóa xứ đàng Trong, sau Phú Xuân của Chúa Nguyễn. Hơn 415 năm đi qua, Dinh trấn vang bóng một thời này trở thành phế tích. Tỉnh Quảng Nam đang triển khai kế hoạch phục dựng mô hình của Dinh trấn Thanh Chiêm, trở thành một điểm tham quan du lịch.

Dinh trấn Thanh Chiêm còn có tên gọi khác là Dinh trấn Quảng Nam, Dinh Chiêm, Dinh Chàm... được chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho dựng vào năm 1602 và giao cho các Hoàng tử trấn giữ. Dinh trấn Thanh Chiêm mở đầu cho sự phát triển thịnh vượng của Xứ Đàng Trong; được xem là kinh đô thứ hai, là trung tâm chính trị-quân sự-kinh tế  và văn hóa sau Phú Xuân của Chúa Nguyễn.

 

Đình làng Thanh Chiêm nằm trong quần thể Di tích lịch sử quốc gia Dinh trấn Thanh Chiêm.
Đình làng Thanh Chiêm nằm trong quần thể Di tích lịch sử quốc gia Dinh trấn Thanh Chiêm.


Dinh trấn này được nhiều nhà khoa học khẳng định là cái nôi để các nhà truyền giáo phương Tây đến nghiên cứu, sáng tạo và hình thành chữ Quốc ngữ sớm nhất ở nước ta. Hơn 415 năm đi qua, Dinh trấn vang bóng một thời nay bị vùi sâu dưới lòng đất chỉ còn sót lại một số dấu tích như: Chùa Long Hưng, Đình làng Thanh Chiêm...

Vừa qua, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch một không gian trong khu vực được ghi nhận là Dinh trấn xưa khoảng 12.000 m2 để bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm. Dự kiến, tại đây sẽ tái hiện không gian khu vực Hành Cung Dinh trấn xưa, khu trưng bày hiện vật, tư liệu, bia ghi dấu Dinh trấn Thanh Chiêm và biểu tượng chữ Quốc ngữ góp phần khẳng định vị trí Dinh trấn Thanh Chiêm trong hành trình phát triển xứ Đàng Trong. Ngoài ra, trong khu vực Thanh Chiêm còn 10 dấu tích Dinh trấn xưa đã được đánh dấu khoanh vùng tọa độ theo bản đồ hiện trạng để đưa vào bảo vệ, trùng tu.

Ông Hồ Xuân Tịnh- Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết: "Đối với một phế tích khảo cổ học, việc bảo tồn rất khó khăn, bởi vì trên mặt đất không còn gì cả. Muốn  phục dựng hay tái hiện thì phải dựa trên tư liệu đã có. Trước mắt sẽ dựng bia ghi dấu Dinh trấn Thanh Chiêm, nhà trưng bày Dinh trấn và chữ quốc ngữ. Công trình thứ 2 chúng tôi nghĩ cũng nên xây dựng, đó là tượng đài tôn vinh chữ Quốc ngữ, trong đó có cả những giáo sỹ phương Tây, kể cả người Việt Nam đã đóng góp công sức vào việc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ cho đến ngày nay".

 

Bức Hành cung Dinh trấn Thanh Chiêm được trưng bày tại Đình làng Thanh Chiêm (Trích từ họa đồ toàn cảnh của thương gia Nhật Bản vẽ sau năm 1602, hiện đang lưu giữ tại Chùa JYOMY OJI thành phố NAYOYA Nhật Bản).
Bức Hành cung Dinh trấn Thanh Chiêm được trưng bày tại Đình làng Thanh Chiêm (Trích từ họa đồ toàn cảnh của thương gia Nhật Bản vẽ sau năm 1602, hiện đang lưu giữ tại Chùa JYOMY OJI thành phố NAYOYA Nhật Bản).


Ông Nguyễn Xuân Hà-Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND thị xã Điện Bàn và Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp xây dựng Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm trở thành điểm dừng chân mới của du khách.

Ông Hà nói: "Hiện bây giờ, các di tích còn lại của Dinh trấn Thanh Chiêm là dạng phế tích, chỉ còn lại một vài điểm còn dấu vết. Thị xã Điện Bàn cũng đã khoanh vùng bảo vệ. Riêng khu tập trung sẽ phục dựng lại mô hình của Dinh trấn ngày xưa, sẽ phát huy một số di tích còn lại để biến nơi đây thành điểm dừng chân cho khách tham quan để khách có thể tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Dinh trấn Thanh Chiêm".

Theo VOV

 

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.