Bộ sưu tập đồ gỗ thếp vàng lần đầu công bố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những hiện vật niên đại từ thế kỷ 17 đến 20 được trưng bày tại Hà Nội.
 

 

100 tài liệu, hiện vật đồ gỗ sơn thếp, trong đó có những hiện vật độc đáo, quý hiếm lần đầu tiên được ra mắt công chúng tại bảo tàng Lịch sử quốc gia. Hầu hết hiện vật có niên đại thời Lê, Nguyễn (thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX), giai đoạn rực rỡ của nghề làm đồ sơn và sơn son thếp vàng.
 

 

Bộ sưu tập là tổ hợp nhóm hiện vật liên quan không gian thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng như: tượng Tam Thế Phật, A Di Đà, Quan Âm, Thích Ca sơ sinh, Bồ Đề Đạt Ma, Phật Bà nghìn tay nghìn mắt của chùa Bút Tháp...
 

 

Các hiện vật là đồ thờ có niên đại từ thế kỷ 17 đến 20.
 

 

Lỗ bộ, gỗ sơn thếp, thế kỷ 19-20. Lỗ bộ là một nhóm đồ binh khí thời xưa cắm vào giá để trang trí nơi cửa quan, hay ở các đền, đình, miếu, làm đồ nghi trượng, tăng vẻ uy nghiêm và long trọng.
 

 

Sư tử, gỗ sơn thếp, thế kỷ 18.
 

 

Kiệu Bát Công (kiệu 8 người khiêng) thế kỷ 18, dùng để rước tượng thánh hoặc thần vị trong các hội làng nên còn được gọi là kiệu thần.
 

 

Tượng phỗng, gỗ sơn thếp thế kỷ 18-19. Phỗng là tượng người làm bằng chất liệu gỗ, đá, đặt ở đền chùa, đình miếu, được gọi là người đứng hầu nơi thờ tự. Tượng phỗng thường trong tư thế đứng hoặc quỳ, hai tay đưa lên phía trước để dâng đèn hoặc nến.
 

 

Tượng nghê, gỗ sơn thếp, thế kỷ 19.
 

 

Bức tượng nghê, gỗ sơn thếp, thế kỷ 18.
 

 

Bình phong, gỗ sơn thếp, thời Nguyễn thế kỷ 19-20.
 

 

Đèn lồng, gỗ sơn thếp, thế kỷ 19-20.
 

 

Phù điêu Thập điện diêm vương (5/10 tấm), gỗ sơn thếp, thế kỷ 17-18. Thập Điện Diêm Vương theo Phật giáo Á Đông trong đó có Việt Nam, là các thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.