Mộc bản trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 23-5, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, đã khai mạc chuyên đề “Mộc bản Trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới”.
 

Hiện vật được trưng bày tại triển lãm.
Hiện vật được trưng bày tại triển lãm.

Sự kiện nhằm giới thiệu giá trị của di sản tư liệu tới đông đảo người dân thủ đô, du khách trong và ngoài nước.

Trưng bày giới thiệu nhiều hiện vật (gồm tài liệu, sách, ảnh, bản số hóa, dịch nghĩa), các mô hình tái hiện Mộc bản bằng bản gỗ khắc chữ Hán - Nôm ngược theo thể chân thư cùng ấn triển gia huy của dòng họ Nguyễn Huy có thời gian từ năm 1758 đến 1788. Trong đó, có các tập sách Nho gia đã được in dập và số hóa cùng một số mộc bản có giá trị quý hiếm khác.

Mộc bản trường học Phúc Giang hiện còn 383 bản, được làm từ gỗ cây thị lâu năm, được khắc tinh xảo, chữ khắc đẹp, với nhiều dạng chữ như: lệ thư, thảo thư, giản tự, cổ tự… Mộc bản lưu giữ bút tích, ấn triện, gia huy và những dấu tích khẳng định bản quyền gắn với 5 danh nhân văn hóa: Nguyễn Huy Tựu (1690- 1750), Nguyễn Huy Oánh (1713-1789), Nguyễn Huy Cự (1717-1775), Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785) và Nguyễn Huy Tự (1743-1790).

Đây là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam, hiện đang được bảo quản tại tư gia dòng họ Nguyễn Huy, huyện Can Lộc và Bảo tàng Hà Tĩnh. Với những giá trị đặc biệt ngày 19/5/2016, Mộc bản trường học Phúc Giang đã được Ủy ban chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi danh vào danh mục Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

 

Trang sách

Ông Nguyễn Trí Sơn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Mục đích của chúng tôi hôm nay đem Mộc bản này ra Hà Nội là để quảng bá cho người dân thủ đô và đông đảo du khách biết về một trường làng xa kinh thành Thăng Long như thế lại có một di sản tư liệu đang tồn tại đến ngày hôm  nay.

Để bảo tồn và phát huy di sản này, hiện nay chúng tôi cũng đang nhờ các chuyên gia của Viện nghiên cứu Hán Nôm và những người tâm huyết của dòng họ thì họ đến đọc dịch và phân loại, sau đó chúng tôi in dập thành tư liệu. Thực ra tư liệu này mới làm được ở góc độ số hóa, in dập thế còn để tìm hiểu hết về tư liệu phải có quá trình lâu dài, thứ nhất là đọc, dịch, in ấn xuất bản để làm sao phổ biến rộng rãi được.

Trưng bày chuyên đề “Mộc bản trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới” diễn ra từ ngày 23 đến 30-5 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.