Tăng tuổi nghỉ hưu, Luật Lao động có gì mới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi Trung ương có Nghị quyết 28-NQ/TW hồi đầu năm, trong đó có định hướng tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) theo hướng này, với đề xuất nữ tăng tuổi nghỉ hưu nhanh hơn nam. Dự luật cũng đưa ra những thay đổi về tiền lương, giờ làm thêm, tổ chức đại diện người lao động (LĐ) tại doanh nghiệp (ngoài tổ chức Công đoàn)...
ó thể, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động sẽ tăng lên so với hiện hành. Ảnh: Phạm Thanh
Có thể, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động sẽ tăng lên so với hiện hành. Ảnh: Phạm Thanh
Nam tăng thêm 2 tuổi, nữ thêm 5 tuổi
Dự thảo Bộ luật LĐ (sửa đổi) được Bộ LĐ-TB&XH thực hiện từ năm 2016 tới nay. Khi Nghị quyết 27-28 của Trung ương được ban hành, dự luật này tiếp tục được sửa lại cho phù hợp. Tháng 8 vừa qua, bản thảo Bộ luật LĐ sửa đổi có một số nội dung tiếp tục sửa đổi so với các bản thảo đã công khai trước đó.
Về tăng tuổi nghỉ hưu (theo Nghị quyết 28), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất trong dự luật: Từ ngày 1/1/2021, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng làm việc với LĐ nam và 4 tháng với LĐ nữ, cho tới khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi (hiện nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi nghỉ hưu). Người LĐ suy giảm sức khỏe, làm công việc nặng nhọc, độc hại được nghỉ hưu trước độ tuổi trên (nghỉ hưu non). Người LĐ chuyên môn kỹ thuật cao, làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác được làm vượt tuổi trên nhưng không quá 5 năm. 
Về tiền lương, thực hiện Nghị quyết 27, dự luật đưa ra định nghĩa mới về tiền lương: Là tiền lương gồm cả tiền lương theo công việc hoặc chức danh (không thấp hơn lương tối thiểu) và các khoản phụ cấp bổ sung khác được đưa ra trong hợp đồng và thỏa ước lao động tập thể. Quy định này nhằm ngăn chặn doanh nghiệp “lách luật”, để đưa ra nhiều mức trợ cấp, phụ cấp tăng thu nhập cho người LĐ nhưng không được tính vào tiền lương, nhằm giảm các mức đóng góp khác (như bảo hiểm, phí công đoàn).
Dự luật cũng bổ sung tiền lương tối thiểu vùng theo giờ (bên cạnh theo tháng), để áp dụng trường hợp công việc không thường xuyên, làm thêm. 
Tăng giờ làm thêm lên gấp đôi
Về giờ làm thêm, tổ soạn thảo dự luật này đề xuất giờ làm 1 ngày (cả chính thức và làm thêm) không quá 12 giờ, tổng số giờ làm thêm 1 năm không quá 400 giờ. Không quy định về giờ làm thêm tối đa trong tuần, tháng (để phù hợp với doanh nghiệp sản xuất theo các đơn hàng). Tổng thời gian làm thêm trên tăng gấp đôi so với giờ làm thêm hiện nay (1 năm không quá 200 giờ). 
Cùng với tăng số giờ làm thêm, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất thêm phương án tiền lương làm thêm giờ (bên cạnh quy định hiện hành, lương làm thêm giờ cao hơn lương bình thường từ 150-300%). Theo đó, đơn vị soạn thảo đề xuất lương làm thêm giờ tính theo bậc thang, như với làm thêm ngày thường, giờ đầu lương bằng 150% lương giờ chính, các giờ tiếp theo tối thiểu 200%; tương tự vào ngày nghỉ hàng tuần, lương làm thêm tối thiểu là 300% (từ giờ thứ 3) và ngày lễ tết là 400%.
Về tổ chức đại diện người LĐ tại doanh nghiệp (ngoài tổ chức công đoàn hiện nay), dự luật cho phép người lao động được thành lập, gia nhập, hoạt động tổ chức đại diện người LĐ tại nơi mình làm việc. Tổ chức này hoạt động độc lập và bình đẳng với tổ chức công đoàn, thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi đoàn viên. Để được phép thành lập, tổ chức đại diện người LĐ phải được cấp phép, có tổ chức bộ máy, điều lệ hoạt động, phải tối thiểu từ 20 đoàn viên trở lên...
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung - Trưởng ban soạn thảo dự luật này cho biết, Bộ luật LĐ có tác động sâu rộng đến xã hội, liên quan đến quyền và lợi ích của người LĐ. Lần sửa đổi này nhằm chuyển đổi toàn diện bộ luật, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp Hiến pháp 2013; đảm bảo sự đồng bộ các luật đã được ban hành, đồng thời giải quyết các vướng mắc từ thực tiễn, góp phần hoàn thiện thể chế thị trường LĐ, hội nhập quốc tế…
Về tuổi nghỉ hưu, ông Dung cho hay, Nghị quyết 28 của Trung ương đã định hướng rõ về nội dung này. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải cụ thể hóa đến từng nhóm đối tượng, từng lĩnh vực ngành nghề. Theo lộ trình, dự kiến cuối năm nay Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Thủ tướng, đầu năm 2019 trình Thường vụ Quốc hội; Dự luật sẽ được đưa ra Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 5/2019 và thông qua vào kỳ họp tháng 10/2019. 

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) tiếp tục giữ lại các quy định riêng với lao động nữ, như công việc trong thai kỳ, nghỉ thai sản. Đặc biệt, dự luật vẫn giữ lại quy định: Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và vẫn hưởng lương…

Lê Hữu Việt (TP)

Có thể bạn quan tâm

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.